1
Bạn cần hỗ trợ?
Đặt lịch tư vấn0987 302 621
Kiến thức Nha Khoa

5 cách trị nhiệt miệng cho trẻ đơn giản mà hiệu quả nhất

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao, có nguy hiểm không, chữa trị thế nào? Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn.

Trẻ bị nhiệt miệng là gì?

Cũng giống như người lớn, trẻ bị nhiệt miệng là do chịu tổn thương ở vùng nướu, niêm mạc miệng gây cảm giác đau rát, khó chịu.

Biểu hiện của trẻ bị nhiệt miệng là sốt, khóc nhiều, xuất hiện các vết đốm trắng trong khoang miệng. Ban đầu, các vết loét chỉ ở mức nông, tuy nhiên nếu các bậc phụ huynh không có phương án điều trị kịp thời sẽ khiến vết loét lan rộng và sâu hơn.

Trẻ bị nhiệt miệng do đâu?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân bị nhiệt miệng ở trẻ em là do:

– Bé đang trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hoặc mắc các bệnh trong khoang miệng

– Trong quá trình ăn uống, trẻ vô tình cắn vào khoang má dẫn tới nhiễm trùng và bị các virus herpes simplex tấn công gây lở miệng, thậm chí là nấm miệng.

– Cơ thể bé đang thiếu các vitamin nhóm B, Sắt, Kẽm hay axit folic

– Những trẻ mắc bệnh chân – tay – miệng cũng rất dễ bị nhiệt miệng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiệt miệng

Khi thấy trẻ có những biểu hiện sau bố mẹ hãy cẩn thận bởi rất có thể con đang mắc chứng nhiệt miệng. Tuy không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị kịp thời trẻ có thể chịu những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiệt miệng mà phụ huynh nào cũng nên biết.

– Trẻ bị sốt đột ngột

– Trẻ kém ăn, uể oải và luôn quấy khóc

– Xuất hiện các vết loét, mụn nhọt trên phần đầu lưỡi

– Phần nướu răng có dấu hiệu sưng và chảy máu

– Miệng đau rát, khó chịu

Trẻ bị nhiệt miệng mẹ nên làm gì để bệnh nhanh khỏi?

Trẻ em bị nhiệt miệng thường không quá nguy hiểm và thường tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nhiệt miệng vẫn gây ra những đau đớn khiến bé khó chịu, biếng ăn. Lúc này, các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy lần lượt áp dụng các phương pháp dưới đây để giảm thiểu tình trạng bệnh.

– Sử dụng gel trị lở miệng cùng các loại thuốc lành tính được bán tại các cửa hàng thuốc tây. Đối với các bé dễ bị dị ứng, mẹ nên tham khảo thành phần thuốc và đưa con tới bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời trước khi các vết loét có dấu hiệu lan rộng.

– Cho con súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước ấm với tần suất khoảng 4 lần mỗi ngày. Liên tục thực hiện cho tới khi các vết loét có dấu hiệu lành hẳn.

– Thay bàn chải khi thấy trẻ bị nhiệt miệng, bởi bàn chải cứng là tác nhân gây xước nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công. Ngoài ra, các mẫu bàn chải có lông mềm sẽ giúp bảo vệ khoang miệng không tác động lên các vết loét trong khoang miệng.

– Cho con ăn thức ăn dạng lỏng là lựa chọn tốt nhất khi con đang trong thời gian điều trị nhiệt miệng. Thức ăn lỏng sẽ giúp bé nuốt dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho bé ăn đồ cứng, thức ăn cay, mặn hay chua bởi nó là tác nhân khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

– Bổ sung lượng nước đủ để cơ thể khỏe mạnh. Việc uống ít nước sẽ khiến tình trạng các vết loét trở nên tệ hơn. Uống đủ nước mỗi ngày là cách trị nhiệt miệng đơn giản nhất.

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ

Các mẹ có thể sử dụng các cách chữa nhiệt miệng bằng dân gian để giúp con nhanh chóng thoát khỏi tình trạng tồi tệ này.

– Trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ bằng mật ong

Khi thấy con có dấu hiệu nhiệt miệng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho con. Bằng cách để trẻ ngậm mật ong hoặc sử dụng bông chấm mật ong vào phần loét.

Theo các chuyên gia, sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng rất tốt bởi các dưỡng chất có trong loại mật này có thể tiếu diệt hoặc gây ức chế các vi nấm, vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, mật ong cũng rất ngọt nên dễ uống.

Tuy nhiên, nếu trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng các mẹ không nên sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng.

– Trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ bằng các chất chát

Trên thực tế, các chất chát có tính sát trùng, kháng khuẩn rất tốt. Vì thế, để trị nhiệt miệng cho bé, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể sử dụng loại nguyên liệu này.

Nên sử dụng các chất chát lành tính có trong tự nhiên như: chất chát trong nước chè xanh, chát trong nước rau diếp cá, vỏ xoài…. Nên để con ngậm chất chát trong khoảng từ 5 – 10 phút rồi nhả ra. Tuyệt đối không cần uống, chỉ sau một vài ngày áp dụng, trẻ sẽ khỏi nhiệt miệng ngay.

– Cho trẻ uống nước khế chua để chữa nhiệt miệng

Như chúng ta đã biết, khế là một trong những loại trái cây thanh nhiệt rất tốt. Bằng cách giã khế tươi rồi đun cùng nước lọc và thêm đường phèn là bạn đã có một hỗn hợp nước điều trị nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu quả. Nên cho con ngậm nước khế chua nhiều lần mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

– Sử dụng nước cà chua ép để chữa nhiệt hiệu quả

Có thể bạn chưa biết, cà chua là nguyên liệu điều trị chứng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ rất tốt.

Bạn nên ép cà chua tươi rồi ép lấy nước để con uống mỗi ngày. Chỉ cần uống vài ly nước ép cà chua mỗi ngày sau một vài lần sử dụng bạn sẽ thấy các vết lở miệng lành nhanh chóng.

– Trị nhiệt miệng cho trẻ nhỏ bằng bột sắn dây

Không chỉ có tác dụng với người lớn, sử dụng bột sắn dây cũng là cách điều trị bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả. Nhờ có tính mát nên loại bột này sẽ giúp con yêu của bạn nhanh chóng lành vết loét và ngăn nhiệt miệng quay trở lại.

Nên hòa bột sắn dây cùng nước đun sôi sau đó để nguội và thêm đường để con dễ uống. Không nên để trẻ uống nước sắn dây sống như người lớn sẽ không tốt cho sức khỏe của bé yêu.

Trẻ bị nhiệt miệng khi nào nên đưa đến bác sĩ?

Phần lớn, các ca nhiệt miệng ở trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể tự khỏi mà không cần đến thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy con mình có một trong những triệu chứng dưới đây thì nhất định nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

– Thấy trẻ bị nhiệt miệng và cân nặng giảm nhanh chóng

– Thấy trẻ kêu đau ở vùng bụng

– Trẻ bị sốt cao bất thường

– Phân của con có dính máu hoặc chất nhầy

– Xuất hiện vết viêm, loét da ở vùng quanh hậu môn. Theo các chuyên gia, lở miệng, nhiệt miệng có thể là do mắc một số chứng bệnh như viêm loét dạ dày hay bị viêm ruột.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ

Để tránh mắc chứng nhiệt miệng, các phụ huynh nên chú ý đến một số vấn đề như sau:

– Tiến hành vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vùng niêm mạc miệng, họng

– Không nên để trẻ ăn uống nhiều vào bữa đêm

– Súc miệng bằng nước muối, nước ấm mỗi ngày

– Không ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, hạn chế các món xào, cay, nóng và uống đủ nước.

Mặc dù trẻ bị nhiệt miệng không phải bệnh nguy hiểm, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng nên chú ý tránh để trẻ mắc phải các biến chứng nguy hiểm từ căn bệnh thông thường này.

NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU

Tư vấn & CSKH (24/7): 0987302621

Địa chỉ: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: 0243 9940951 *Mobile: 0912958635

Email: [email protected]

Website: https://www.nhakhoaquocteachau.vn/

Thẻ

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Nha khoa Quốc Tế Á Châu - Chuyên phục hình răng sứ, niềng răng, veneer sứ,chỉnh nha và ghép răng implant, tẩy trắng răng, nhổ răng. Là nha khoa duy nhất có Labo và CAD/CAM

Bài viết liên quan

Back to top button
Close