1
Bạn cần hỗ trợ?
Đặt lịch tư vấn0987 302 621
Kiến thức Nha Khoa

Răng yếu là do đâu mà ra? Bác sĩ nha khoa tư vấn

Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

1. Chà răng quá mạnh

Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi.

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

 

3. Chỉ nhai 1 bên

Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Bia lạnh, nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

7. Không đi khám răng thường xuyên

Nha sĩ khuyên nên đi vệ sinh răng mỗi 6 tháng 1 lần nhưng nhiều người không làm theo điều này. Những vấn đề nhỏ trong miệng sẽ tích tụ dần dần, gây ra tổn hại lớn và đã muộn để chữa trị.

8. Dấu hiệu cho thấy răng bị yếu đi

Nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và khắc phục kịp thời, vì rất có thể chân răng của bạn đã bị yếu đi:

a. Mòn men răng

Theo thời gian, men răng của chúng ta sẽ bị mòn dần đi. Hiện tượng này được gọi là mòn răng sinh lý.

Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến răng của chúng ta bị mài mòn nhanh hơn bình thường. Điển hình là việc chải răng không đúng cách, thói quen ăn uống thiếu khoa học hay ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân.


Mòn cổ chân răng

b. Ê buốt răng

Khi men răng bị mài mòn hoặc chấn thương, ngà và tủy răng có thể lộ ra ngoài. Từ đó, khiến răng nhạy cảm hơn bình thường. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là triệu chứng ê buốt răng khi bạn ăn những đồ quá nóng, lạnh, hay chua, ngọt…

ê buốt răng
Ê buốt chân răng khi ăn uống hoặc hít không khí lạnh

c. Tụt nướu

Tụt nướu răng là hiện tượng nướu bị co rút về phía chóp răng. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thường gặp nhất là việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách, biến chứng của bệnh viêm nướu, viêm nha chu…


Tụt nướu răng

d. Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng nướu răng dễ chảy máu khi gặp phải các kích thích như đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa… Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm nướu răng.


Chảy máu chân răng

e. Răng lung lay

Răng của chúng ta có thể bị lung lay do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh nha chu. Trường hợp này, nếu không được can thiệp kịp thời, khả năng mất răng là rất cao.

9. Điều trị chân răng yếu

Việc xác định phương pháp điều trị chân răng yếu phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của mỗi người.

I. Trường hợp chân răng bị yếu do các vấn đề về cấu trúc răng

Trong trường hợp này, tùy vào tình trạng cụ thể của chiếc răng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phục hình phù hợp, thường là trám răng hoặc bọc răng sứ.

Sau khi được điều trị phục hồi, tình trạng mòn men, chấn thương, ê buốt răng sẽ được cải thiện rõ rệt.

a) Trám răng

Trám răng là quá trình bác sĩ loại bỏ các mô răng bị ảnh hưởng, sau đó phủ từng lớp vật liệu trám lên trên bề mặt răng để lắp đầy các khoảng trống và khôi phục hình dáng ban đầu của răng.


Mô phỏng kỹ thuật trám răng

Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ, bảo vệ cho các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.

Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị sâu, mòn men hoặc chấn thương nhẹ, số lượng mô bị mất không quá lớn và chưa ảnh hưởng đến tủy. Thời gian thực hiện thường chỉ khoảng 15 – 20 phút cho mỗi vị trí trám.


Trám răng bị hư tổn

b) Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là quá trình bác sĩ mài chỉnh các răng thật theo một tỷ lệ phù hợp. Sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên.


Kỹ thuật bọc răng sứ

Kỹ thuật này thường được chỉ định cho các răng bị sâu, mòn men hoặc chấn thương đã ảnh hưởng đến tủy. Ngoài việc tái tạo, thiết kế lại hình dáng răng, mão răng sứ còn bảo vệ răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.


Trước và sau khi bọc răng sứ

II. Trường hợp chân răng bị yếu do bệnh nha chu

Nha chu là tên gọi của tổ chức xung quanh răng, bao gồm nướu, cement, dây chằng và xương ổ răng. Chúng có chức năng nâng đỡ và cố định răng vào trong xương hàm.

Bệnh nha chu là bệnh của tổ chức này, thường bắt đầu từ nướu, sau đó lây lan dần xuống các mô bên dưới. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể làm cho răng lung lay, thậm chí là rụng đi.

diễn biến của bệnh nha chu
Quá trình phát triển của bệnh nha chu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nướu là vi khuẩn có trong các mảng bám và vôi răng. Trước tiên, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng bằng kỹ thuật cạo vôi răng.

Tiếp đến, tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu răng bị lung lay, bác sĩ sẽ cố định chúng bằng các kỹ thuật chuyên khoa.

Trường hợp bệnh nhẹ, chưa xuất hiện ổ mủ, sau khi cạo vôi, nướu răng sẽ dần hồi phục và khỏe mạnh như ban đầu.

Nếu bệnh đã xuất hiện ổ mủ, kỹ thuật nạo mủ và đánh bóng mặt răng sẽ được thực hiện. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị, nếu cần thiết.

Trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, gây tụt nướu, tiêu xương ổ răng, việc điều trị thường phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ có thể can thiệp ghép thêm các mô để hỗ trợ cho quá trình tái tạo và hồi phục của mô nướu.

Trong trường hợp xấu nhất, nếu các mô quanh răng bị tổn thương quá nặng, bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng. Sau đó, tư vấn cho bệnh nhân phương pháp và thời điểm trồng lại răng giả phù hợp.

Các kỹ thuật trồng lại răng thường được chỉ định

III. Trường hợp chân răng bị yếu đi do các nguyên nhân khác

Nếu chân răng bị yếu đi do ảnh hưởng của các bệnh lý toàn thân, di truyền, thay đổi nội tiết tố… bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đến gặp các chuyên gia thuộc lĩnh vực liên quan để được tư vấn cụ thể hoặc chính xác nhất.


Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân

Cũng cần lưu ý rằng, mặc dù yếu tố sinh lý ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe răng miệng của chúng ta, thế nhưng, nguyên nhân mất răng hàng đầu vẫn là các bệnh lý răng miệng.

Chính vì thế, để răng luôn chắc khỏe, bạn nên quan tâm hơn đến vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống của bản thân.

Khi răng miệng có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến Nha khoa quốc tế Á Châu để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 0243 9940951

Thẻ

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Nha khoa Quốc Tế Á Châu - Chuyên phục hình răng sứ, niềng răng, veneer sứ,chỉnh nha và ghép răng implant, tẩy trắng răng, nhổ răng. Là nha khoa duy nhất có Labo và CAD/CAM

Bài viết liên quan

Back to top button
Close