Lấy cao răng và những thông tin liên quan
Lấy cao răng chỉ là một thủ thuật nhỏ trong Nha khoa được thực hiện nhanh chóng và gần như không gây bất kỳ biến chứng gì sau khi lấy. Chi phí của 1 lần lấy cao răng không cao, nhưng không có sự thống nhất giữa các địa chỉ Nha khoa và phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố khác nhau.
Sự xuất hiện của cao răng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn tạo thêm “điểm trừ” trên khuôn mặt, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện.
Vì vậy, dịch vụ lấy cao răng đã ra đời và được nhiều người tin tưởng tìm đến nhằm loại bỏ hoàn toàn những mảng bám xấu xí trên răng.
Vậy lấy cao răng là gì? Vì sao nên lấy cao răng định kỳ? Quy trình thực hiện ra sao? Những lưu ý trước và sau khi lấy cao răng? Chúng tôi xin giải đáp những câu hỏi liên quan đến dịch vụ lấy cao răng qua bài viết dưới đây.
1. Cao răng là gì?
Nếu mỗi người đều có thói quen vệ sinh răng miệng kỹ và thường xuyên thì sẽ hạn chế cơ hội hình thành cao răng. Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Đối với những người hút thuốc lá thì cao răng có màu vàng nhưng sẫm hơn.
Cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, sau một thời gian bám trên bề mặt răng và nướu thì cao răng sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Nếu không điều trị sẽ gây ra chảy máu nướu, máu sẽ ngấm vào mảng cao răng đó và chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.
2/ Nguyên nhân hình thành nên cao răng
Đa phần cao răng được hình thành từ những thói quen vệ sinh răng miệng của mỗi người. Một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, không chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Không dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng.
- Sử dụng các loại đường hóa học có trong thành phần của các sản phẩm như nước ngọt có gas, bánh kẹo, cũng góp phần hình thành mảng bám nhanh chóng.
- Không biết cách chải răng đúng sẽ không làm sạch được hoàn toàn bề mặt răng, để sót mảng bám, lâu ngày hình thành cao răng.
3. Tại sao chúng ta cần lấy cao răng?
Lấy cao răng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh răng miệng nguy hiểm. Việc lấy cao răng theo chỉ định của bác sĩ sẽ mang đến các lợi ích cụ thể như:
Lấy cao răng giúp răng khỏe mạnh hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng
- Giúp môi trường khoang miệng trở nên sạch sẽ hơn, các vụn bẩn thức ăn, mảng bám cao răng được loại bỏ hoàn toàn, chân răng được bảo vệ.
- Khắc phục tình trạng hôi miệng: Cao răng chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng hôi miệng, khiến bạn mất tự tin, vì vậy lấy cao răng là cách giúp hơi thở thơm tho, không còn mùi hôi khó chịu.
- Bảo vệ răng miệng tốt hơn: Thường xuyên lấy cao răng giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc các chứng bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu, áp xe, viêm nướu,…
Ưu, nhược điểm của các phương pháp lấy cao răng phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều cách lấy cao răng tại phòng khám nha khoa để khách hàng có thêm sự lựa chọn phù hợp với điều kiện của mình.
Mỗi phương pháp này lại có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó bạn nên tìm hiểu và cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
4. Vì sao chuyên gia khuyên bạn nên chọn phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm?
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay, được nhiều chuyên gia nha khoa hàng đầu thế giới khuyên dùng.
Vậy phương pháp này có những ưu điểm vượt trội gì so với các phương pháp lấy cao răng khác?
Thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng
Kỹ thuật lấy cao răng truyền thống khiến men răng bị tổn thương và nướu răng chảy máu. Tuy nhiên với công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm, các mảng bám trên răng sẽ nhanh chóng được làm sạch mà vẫn đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái, không xâm lấn.
Lấy cao răng bằng máy siêu âm là phương pháp được ưa chuộng hiện nay
Loại bỏ cao răng triệt để
Phương pháp này sử dụng những bước sóng lớn di chuyển sâu xuống dưới nướu mà không làm ảnh hưởng đến mô mềm, không cần tách nướu.
Chức năng cảm ứng điện từ của máy siêu âm giúp nhận dạng tất cả các dạng cao răng kể cả thể mềm và thể cứng, phá vỡ các liên kết và làm tan rã chúng một cách nhanh chóng.
An toàn, không đau, giảm thiểu chảy máu
Do sử dụng lực rung, tác động từ đầu máy siêu âm để làm phân rã các mảng bám cao răng trên thân răng và dưới nướu răng nên phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm vô cùng nhẹ nhàng.
Ngoài ra, do không cần sử dụng lực lúc lấy cao răng và không cần tách nướu nên hạn chế được nguy cơ khiến cho răng bị đau nhức và chảy máu. Chỉ trừ các trường hợp bị viêm nướu, sóng siêu thanh của máy lấy cao mới có thể ảnh hưởng tới nướu, làm cho lợi bị chảy máu nhẹ trong thời gian ngắn.
Không làm mòn men răng
Máy siêu âm không hề sắc nhọn, không tác động rạch mổ nướu, không gây tổn thương mô mềm, không ảnh hưởng tới men răng nên khi lấy cao răng bạn hoàn toàn bảo tồn được mô răng thật.
Đây là điểm khác biệt so với kỹ thuật cạo vôi răng truyền thống dùng lực cơ học để tác động lên mảng bám cao răng có thể ảnh hưởng tới men răng gây đau nhức, ê buốt và chảy máu nhiều.
Men răng được bảo tồn tối đa khi sử dụng máy siêu âm để lấy cao răng
Cải thiện hiệu quả chứng hôi miệng
Cao răng tích tụ lâu ngày không được làm sạch là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Vì vậy, khi cao răng được lấy đi sẽ đồng nghĩa với việc tình trạng hôi miệng sẽ được khắc phục đáng kể.
5. Các bước quy trình lấy cao răng hiện đại
Với công nghệ hiện đại ngày nay, lấy cao răng được thực hiện bằng sóng siêu âm, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. Tại Nha khoa Quốc tế Á Châu, phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm Dentsply được ứng dụng thành công với quy trình lấy cao răng được thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn
Việc thăm khám giúp bác sỹ xác định mức độ và tình trạng cao răng, tư vấn phương pháp lấy cao răng thực hiện ra sao. Đồng thời nếu có bất cứ bệnh lý răng miệng nào, bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị.
Bác sỹ thăm khám, xác định mức độ cao răng
Bước 2: Lấy cao răng bằng máy siêu âm Dentsply
Bác sỹ di chuyển đầu máy siêu âm nhẹ nhàng xung quanh răng và phía dưới viền nướu, tác động trực tiếp vào những mảng bám cao răng, khiến chúng bong ra khỏi men răng và mô nướu mà không có bất cứ ảnh hưởng nào đến các tổ chức xung quanh răng.
Bác sỹ lấy cao răng bằng máy siêu âm Dentsply tại Á Châu
Bước 3: Đánh bóng răng, hoàn tất quy trình lấy cao răng
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lấy cao răng, bác sỹ sử dụng một loại bột khoáng chuyên dụng làm bóng bề mặt răng.
Việc đánh bóng giúp cho bề mặt răng trở nên mịn hơn, nhẵn hơn, làm chậm quá trình tái bám của vôi răng, duy trì hiệu quả lấy cao răng lâu dài hơn.
Bước 4: Hẹn lịch tái khám
Khi quá trình đánh bóng răng được hoàn tất, bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng của bạn lại một lần nữa, hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng và đặt lịch hẹn tái khám.
6. Địa chỉ lấy cao răng uy tín tại Hà Nội
Nhắc đến địa chỉ lấy cao răng, nhiều người liền nghĩ rằng: “Tôi nên chọn nha khoa nào trong số hàng trăm nghìn phòng khám nha khoa hiện nay?”.
Câu trả lời thật đơn giản: Hãy tìm đến những nha khoa uy tín để được phục vụ tốt nhất.
Bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp tham gia điều trị
Được xem là kỹ thuật tương đối đơn giản nên hiện nay có không ít phòng khám nha khoa sử dụng kỹ thuật viên thay vì bác sĩ được đào tạo bài bản để lấy cao răng cho khách hàng.
Ứng dụng công nghệ lấy cao răng hiện đại
Hiện nay các nha khoa uy tín đang áp dụng công nghệ lấy cao răng tiên tiến bằng máy siêu âm với đầu nhỏ rung lên áp sát mảng bám cao răng, nhờ đó cao răng rã ra mà hoàn toàn không tác động đến đến nướu hay men răng.
Đây là phương pháp lấy cao răng an toàn, được nhiều khách hàng lựa chọn và đã thực hiện thành công.
Dành sự tận tâm, chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng
7. Chi phí lấy cao răng tại các phòng khám nha khoa
Bên cạnh yếu tố về chất lượng thì giá cả cũng là một trong những yếu tố mà khách hàng có nhu cầu lấy cao răng quan tâm đến.
Một số khách hàng thường thắc mắc, lấy cao răng hết bao nhiêu tiền, liệu có chi phí có đắt không?
Có thể khẳng định, lấy cao răng là một trong số các dịch vụ nha khoa có chi phí thấp, dao động từ 150.000đ – 300.000đ (tùy vào từng cơ sở thực hiện). Do đó bất kỳ ai cũng có thể đến phòng khám nha khoa để được lấy cao răng, từ đó giúp răng khỏe đẹp hơn.
Hiện nay tại các phòng khám nha khoa uy tín đang cung cấp dịch vụ lấy cao răng với mức giá hợp lý, phù hợp với điều kiện tài chính của mọi khách hàng.
Bảng giá dịch vụ lấy cao răng tham khảo tại các nha khoa hiện nay
8. Một số câu hỏi thường gặp của khách hàng
Hỏi: Lấy cao răng mất bao lâu?
Với phương pháp lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại, bạn chỉ cần mất khoảng 20 – 30 phút để hoàn thành quy trình.
Tuy nhiên lấy cao răng mất bao nhiêu thời gian còn phụ thuộc vào tình trạng cao răng của mỗi người ít hay nhiều, dày hay mỏng cũng như cấu trúc của răng hàm bạn có phức tạp, nhiều ngóc ngách hay không? Với những người có mảng bám cao răng nhiều, nằm sâu dưới nướu thì thời gian làm sạch cao răng sẽ lâu hơn.
Bên cạnh đó lấy cao răng nhanh hay lâu còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Nếu bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ thao tác một cách nhanh chóng, chính xác, nhờ đó rút ngắn đáng kể thời gian lấy cao răng.
Hỏi: Lấy cao răng có đau không? Có ảnh hưởng gì không?
Việc lấy cao răng ngoài làm sạch mảng bám sẽ không có bất kỳ sự tiếp xúc nào lên bề mặt răng (ngoài trừ việc đánh bóng răng) nên không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới cấu trúc răng hay men răng của bạn.
Lấy cao răng không gây đau, ê buốt nếu được thực hiện đúng kỹ thuật
Sóng rung siêu âm nhẹ nhàng sẽ làm các mảng bám bị bong tróc và lấy ra khỏi răng một cách nhanh chóng, êm ái, hạn chế tối đa chảy máu, không gây ê buốt hoặc cảm giác đau đớn cho bạn.
Hỏi: Có nên lấy cao răng thường xuyên không?
Lấy cao răng chỉ nên thực hiện đình kỳ 4 – 6 tháng /lần theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp răng chắc khỏe hơn, tránh được nguy cơ mắc bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng lấy cao răng hoặc tự ý lấy cao răng mà không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì điều này có thể gây ra những tổn thương đến răng, khiến răng dần yếu đi.
Khoảng 4 – 6 tháng/lần, bạn nên gặp nha sĩ để lấy cao răng
Hỏi: Lấy cao răng có phải kiêng gì không?
Sau khi lấy cao răng, bạn có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên để bảo vệ và chăm sóc răng tốt hơn và ngăn ngừa cao răng hình thành nhanh trở lại, bạn cần lưu ý:
- Tránh ăn các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, các loại thực phẩm, đồ uống có chất tạo màu, nhiều axit như café, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt, nước tương, socola…
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá vì răng lúc này càng dễ bị ám màu thuốc lá hơn bình thường, khiến răng dễ ố vàng.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn quá mềm và dính vì chúng dễ bám vào răng, khó vệ sinh, khiến các vi khuẩn và vụn thức ăn khác bám vào, hình thành nên cao răng.
Hỏi: Làm thế nào để ngăn ngừa cao răng?
Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chủ yếu khiến cao răng hình thành và tích tụ là do chế độ ăn uống và việc vệ sinh răng miệng chưa được đảm bảo.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa cao răng xuất hiện trở lại, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng:
- Đánh răng 2 lần/ngày (buổi sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ) bằng bàn chải lông mềm theo chỉ dẫn của nha sĩ. .
- Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch các thức ăn còn mắc trong kẽ răng, đảm bảo khoang miệng sạch sẽ hoàn toàn.
- Khám và lấy cao răng định kỳ định kỳ 4 – 6 tháng/lần để đảm bảo cho răng luôn được khỏe mạnh và kịp thời xử lý những vấn đề mới bắt đầu.
Hỏi: Có nên lấy cao răng cho trẻ nhỏ không?
Có không ít phụ huynh lo ngại việc lấy cao răng sẽ làm mòn men răng của trẻ. Trên thực tế, lấy cao răng chỉ là một phương pháp nhằm làm sạch răng miệng, không can thiệp sâu vào cấu trúc răng, cũng không phải là một ca tiểu phẫu nên không cần sử dụng thuốc tê hay thuốc gây mê.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở nha khoa cũng đã đầu tư sử dụng công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm với ưu điểm vượt trội và quan trọng nhất là thích hợp với cả trẻ nhỏ.
Do đó, bố mẹ có thể yên tâm đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được kiểm tra định kỳ, vệ sinh răng miệng thường xuyên và lấy cao răng (nếu có), qua đó ngăn chặn nguy cơ trẻ mắc các bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu, chảy máu chân răng,…
Tuy vậy, bạn cũng đừng quên lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng; tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi lấy cao răng cho bé để đưa ra quyết định an toàn và đúng đắn nhất.
Hỏi: Có nên tự lấy cao răng tại nhà không?
Việc lấy cao răng tưởng chừng đơn giản nhưng cần tỉ mỉ và nhẹ nhàng. Vì nếu không cẩn thận, nướu và cả men răng của bạn có thể bị tổn thương khi tự ý lấy cao răng tại nhà mà không có các dụng cụ y khoa chuyên dụng.
Hỏi: Phụ nữ mang thai có lấy cao răng được không?
Cao răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh cho miệng. Đối với người bình thường, lấy cao răng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ là vô cùng cần thiết. Nhưng với bà bầu thì như thế nào, liệu bà bầu có nên lấy cao răng không?
Khi mang thai, tình trạng cao răng nặng nhưng không được loại bỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, lấy cao răng đúng thời điểm chính là cách bảo vệ mẹ bầu và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần hạn chế tối đa các tác động đến răng miệng, trong đó có cả lấy cao răng. Từ tháng thứ 4 trở đi, bà bầu có thể lấy cao răng nếu nhận được sự đồng ý từ cả bác sĩ nha khoa và sản khoa.
Ở 3 tháng cuối, bụng bầu lớn khiến việc nằm ngồi đi lại lấy cao răng trở nên vất vả, nên đây cũng không được xem là thời điểm tốt để lấy cao răng.
Ngoài ra, các mẹ bầu nên tìm đến phòng khám nha khoa có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, công nghệ thiết bị hiện đại, tiên tiến để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Nên đến phòng khám nha hoa uy tín để được lấy cao răng đúng cách, an toàn
Ngay cả bác sĩ khi thực hiện lấy cao răng tại nha khoa, được hỗ trợ bởi dụng cụ, thiết bị hiện đại cũng cần phải hết sức cẩn trọng để loại bỏ vôi và mảng bám trên bề mặt răng, kẽ răng và nướu răng một cách êm ái và an toàn nhất.
=====???=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
?Địa chỉ : 137, An Trạch, Cát Linh, Hà Nội
?Website: https://nhakhoaquocteachau.vn/