- 1. Sử dụng cát:
Kim loại quý thổi cát hạt 10 micromet , kim loại thường thổi cát hạt 200 micromet.
Trung bình thổi dùng cát có kích thước 110 smicromet là tốt nhất.
2. Sườn kim loại: Thiết kế sao cho đỡ sứ tốt nhất, sứ không nên dầy quá 2mm, với độ dầy này cũng để dễ kiểm soát độ co của sứ. Độ dày tối thiểu để lên được màu của răng sứ là 1-1.2mm(kể cả sườn kim loại = 0.2mm). Sườn kim loại nếu theo đúng tiêu chuẩn là 0.5mm, nhưng thực tế không đạt được như lý thuyết.
3. Kỹ thuật:
Quét opaque từ trên xuống dưới
Nếu dùng opaque của hãng Dentsply thì lớp opaque thứ 2 chỉ rắc một loại hạt duy nhất là Crystal light.
Ống rắc để cách sườn (frame work) khoảng 5cm, không để quá xa và quá gần.
Động tác chổi opaque, khi lấy cũng như khi quét phải rất nhẹ nhàng (very soft), không được tỳ chổi quá mạnh lên sườn KL khi quét sẽ làm cho opaque có vết và trở nên không đều.
Độ dầy của 2 lớp opaque bằng nhau
Không dùng dụng cụ để cưa tạo rung đối với opaque, vì opaque được hòa tan trong dầu, nên động tác cưa cũng không làm cho chất dầu tạo sự dàn đều và gây mất nhiều thời gian không hiệu quả.Đắp sứ thân và men:
Dùng giấy thấm để thấm nước khi đắp, để lấy đi lượng nước thừa
– Khi hở sườn (hở KL), thì dùng opaque correction và đắp sứ thân lên, nhưng tốt nhất là không để xảy ra.
– Khi nướng sứ thân bị nứt, thì vùng nứt đó đặt sứ Dentin lên và dùng động tác cưa để sứ chảy xuống dễ dàng và sau đó đắp lớp tiếp theo như bình thường.
– Để tránh nứt sứ nên đắp lớp Body (dentin+enamal) 2 lần.
Một lần đắp quá dầy thì độ co của sứ càng lớn và nguy cơ sứ bị nứt càng cao.
– Sứ nứt cũng có thể do thấm nước để qúa ướt, làm khô của lò quá nhanh.
– Có 2 loại nước đắp sứ:
+ Loại U là loại thông thường (hay dùng)
+ Loại E dùng cho cầu dài và opaque bột.
Thực tế dùng loại nào cũng tốt
Cách đắp các lớp sứ:
– Trong cùng đắp lớp Opaceous dentin, để che đi sườn và opaque ở phía trong cũng như tránh bị lộ phần ranh giới giữa phần có sườn và phần không có sườn ở rìa cắn của răng.
– Đắp tiếp lớp Dentin lên trên, nên đắp hơi ướt một chút để dễ điều chỉnh và tạo hình bằng tay và khăn giấy (nếu thấm khô quá khi dùng tay và khăn giấy để sửa hình thể sẽ dễ bị vỡ).
– Đắp Opaceous dentin phía mặt lưỡi
– Độ co của sư Ceramco3 là 15%.
– Khi đắp xong lớp Dentin chỉ để to bằng chiếc răng định tạo hình, tức là kích thước bằng với răng đối xứng.
– Cắt bớt sứ Dentin ở 1/3 trên bằng dao hoặc dụng cụ có hình tam giác ngược (đỉnh ở phía dưới).
– Dùng cây có hình trái tim để tạo Mamelon
– Tiếp theo đắp sứ Mamelon lên rãnh Dentin vừa tạo hoặc có thể không cần mà đắp luôn sứ Enamel
– Đắp sứ Super clear.
– Khi đắp nhớ để ý hình dạng của răng.
– Khi kẹp lấy răng ra khỏi mẫu thì đắp thêm vào mặt bên Dentin và sứ Enamel.
– Thấm nước, tỉa gọt hình thể.Dùng Die sealer quét để tạo cho mẫu thạch cao cứng
Dùng Die release để cách ly thạch cao giúp cho việc đắp sứ.
Để tránh ánh xanh của sứ thì pha Dentin Modifer(20-70%)với dentin để đắp. Dùng Dentin modifer tương ứng với màu cần dùng.
Ví dụ Dentin modifer A2 20% pha với Dentin 80% A2.
Có thể đắp lớp Dentin modifer lên trước rồi mới đắp lớp Dentin lên trên. - Opaceous Dentin
24 mau
Độ cản quang khoảng 10% hơn Dentin tương ứng. Cản quang hơn nhưng có màu cùng với Dentin
Có màu vàng.
Sử dụng trong những vùng sứ mỏng, không đủ khoảng để dắp. Hay sử dụng cho vùng cổ răng hay vùng mặt nhai vì sứ ở do mỏng.
Che lóp opaque ở trongt tốt hơn.
Dentin Modifer có 6 màu
giống với Chromaline (Chroma : Tăng màu, tức là màu sẫm hơn).Độ sẫm màu hơn (Chroma) tới 70 % làm cho các răng có màu đậm hơn, ấm hơn.
Bôt màu Mavelon
Là loại bột màu có hiệu ứng rất mạnh
Enamel
Opal Enamel: Khi ánh sáng chiếu vào nó sẽ chuyển màu cam sang màu xanh
Một số sứ để chỉnh sửa: những lỗi nhỏ:
Khi đắp lên mà không đạt như minh mong muốn, chỉ có một số màu chứ không có tất cả các màu.
Tạo hình dạng và màu sắc người KTV phải như là nghệ sỹ.
Nhin trên răng phải có nhiều đặc tính khác nhau trông mới thực sự tự nhiên.
Độ phản quang giúp cho răng tự nhiên hơn.
Sứ Ceramco3 được chế tạo từ một loại cát đặc biệt và tốt nhất lấy từ Canada, tại vùng núi có chất lượng cao nhất.
Sứ nứt gãy:
– Khi sứ bị những vỡ nhỏ
– Màu sắc không đúng
– Bị bọt khí ở trên. - Nguyên nhân nứt gãy:
– Do hệ số nở nhiệt của kim loại không phù hợp của KL, dùng KL sai
– Chương trình nướng sai, thời gian nướng như tăng nhiệt độ…
– Nứt do áp lực.
Những vết nứt xuất hiện ở vùng rìa cắn hoặc vùng nhịp cầu.
Khi xảy ra vết nứt cần kiểm tra những vấn đề trên
– Khi giảm nhiệt độ quá nhanh
– Cũng cần có hệ thống làm nguội sứ trong quá trình mài chỉnh.
– Đắp quá ướt, hoặc đắp dùng nước sứ không thích hợp.
Hướng xử lý
Kiểm tra chương trình nướng trong sách hướng dẫn và kiểm tra nhiệt độ của lò cho thích hợp
Kiểm tra nhiệt độ và thời gian làm khô, không đắp quá ướt.
Nứt cũng có thể do cách ly không thích hợp khi đắp
Sự bám dính của sứ kém giứa KL và lớp Opaque
Có thể do thổi cát, do xử lý bề mặt cơ học, thổi cát thường với áp lực 2 kg
– Sự nứt gãy do hệ thông nở nhiệt của KL và xem chương trình nướng có phủ hợp hay không
– Nứt do nguyên nhân mài chỉnh – nguyên nhân tại chỗ, nên cần làm lạnh trong khi mài chỉnh
Nứt do nguyên nhân cơ học, khi đắp không để sứ quá nhiều trên đường hoàn tất
Không để lại vùng sườn quá sắc bén
Màu sắc:
Có các nguyên nhân
– Do KTV đắp. Do các lớp sứ của mình sai, có thể do qúa nhiều Dentin hay quá nhiều men trong hoặc đắp đúng rồi song lại màI đI quá nhiều.
– Do nướng sứ, khi nướng ở nhiệt độ quá thấp sứ sẽ bị đục chứ không trong.
Khi đó có thể tăng nhiệt độ nướng hoặc tăng thời gian giữ ( ví dụ 930 độ giữ 1 phút hoặc 975 độ không cần thời gian giữ)
– Mỗi máy nướng sứ cũng cho sự khác biệt nhau một chút nên cần điều chỉnh cho phù hợp.
– Khi muốn kiểm tra lò: Kiểm tra nhiệt độ: chưa đủ nhiệt độ thì sứ sẽ bị đục, còn nếu quá nhiệt độ thì những chi tiết nhỏ nó sẽ bị tròn hơn đi
– Nhiệt độ có thể tăng hoặc giảm 5 độ hoặc 10 độ cho phù hợpMáy hút chân không: Đòi hỏi chính xác,
Nếu bơm hút không tốt không đủ môI trường chân không sứ sẽ bị trắng ra và có bọt khí
Dùng KL không đúng
Dùng tay không sạch.
Xử lý sườn KL: Bản thân những vết do múi khoan để lại trên sườn cũng có thể gây ra bọt khí.
Mài sườn với áp lực quá mạnh
Thổi cát, cát dính trên sườn cũng có thể gây ra bọt khí.
Bụi tạp chất bị lẫn vào sứ, do đó đòi hỏi môi trường làm việc phải thật sạch sẽ.
– Những vi kẽ trên sườn KL cũng có thể gây nên bọt
Những lỗi trong quá trình đắp sứ.
Do tạo ra khoảng hở khi đắp.
Opaque đắp quá dầy cũng gây ra bọt khí, thà đắp lớp opaque mỏng hơn bình thường một chút còn hơn đắp quá dầy gây ra bọt khí.
Sứ bị đục:
– Do nhiệt độ nướng không đủ
– Do vaccum hút không đủ
– Dùng máy xịt nước nóng, thì sau khi xịt thì phải làm khô trước khi nướng.
– Phòng làm việc không quá nóng vì có thể làm cho Opaque quá khô
– Cần đọc cẩn thân. theo yêu cầu của chương trình.Sứ Translucent trong suốt; ánh sáng có thể xuyên qua, trong như kính
Sứ Translucentcy : Trong mờOpalescens: Màu sắc tạo nên sự khuếch đại ánh sáng ở nhiều góc độ khác nhau. Tạo nên những phần có cảm ứng màu sắc khác nhau.
Fluolescens tạo nên màu tự trong Dentin.Bảng so màu Vita: các gam màu A B C D
Màu A: Vàng cam: orange/ yellow
Màu B: Vàng chanh yellow
Màu: C gray/ yellow
Màu D orange/ gray
Dimension of color
Hues….. : là màu đỏ, xanh, navy, etc
Chroma: làm tăng độ đậm nhạt cho màu sắc. Có thể tạo đậm từng vị trí, đậm hơn nhưng vẫn giư được độ trong như các Dentin modifer.
Tương tự như một cốc nước màu xanh ít, khi ta nhỏ thêm một giọt mực xanh thì sẽ trở nên xanh đậm hơn nhưng vẫn có độ trong. Tạo nên độ đậm đặc của màu sắc thông qua lớp men.Bình thường khi nhìn vào bộ răng rất khó cảm nhận được các màu sắc khác nhau
Value:
Tạo nên độ sáng tối của màu sắc, đậm nhạt của màu sắc. - 95 E Lý Nam Đế Hoàn Kiếm Hà NộiBS. Ngô Quý VũGiám ĐốcBác sĩ chuyên khoa IChất Lượng Quốc TếGiá Việt Nam!DĐ: 0987302621Email: [email protected]