1
Bạn cần hỗ trợ?
Đặt lịch tư vấn0987 302 621
Hỏi-Đáp

Trồng răng giả bị đau là do đâu?

Câu hỏi: Chào bác sỹ Á Châu,
Em mới trồng răng sứ gần 1 năm. Không biết tại sao một tuần nay thấy đau nhức 5 cái răng sứ. Em sờ vào bên trong thấy bị hở một tí. Và mặt em hơi bị sưng lên một tí. Hôm nay em có đi khám bác sỹ tại Campuchia nhưng bác sỹ chỉ cho uống thuốc giảm đau và nói khi nào hết đau rồi mới xem như thế nào, mới tháo ra được và nói là cần phải phẫu thuật gây mê.
Xin bác sỹ cho biết là tháo răng sứ có cần phải gây mê không ạ? Em lo lắm! Ngày mai em có cần phải đi gặp bác sỹ bên kia nữa không?  Trồng răng giả bị đau của em là do đâu?
Chân thành cám ơn bác sỹ và mong nhận được ý kiến của bác sỹ! ( Lena Thu – Sóc Trăng)

Trả lời:

Chào em, vấn đề Trồng răng giả bị đau sẽ được BS Á Châu giải đáp dưới đây

Chúng tôi nhớ rằng, hồi tháng 3 có nhận được câu hỏi của em một lần, cũng về vấn đề răng sứ và việc trồng răng giả bị đau. Lần đó, em nói là em bị sâu mất 3 răng hàm, em có về VN trồng răng sứ. Nhưng răng xấu quá, em muốn tháo ra để làm lại.

Nếu chúng tôi không nhầm thì lần này, em cũng đang nhắc lại về cầu 5 răng sứ được thực hiện để trồng lại cho 3 răng hàm đã bị mất.

Nếu đúng là như vậy thì sẽ dễ dàng hơn cho chúng tôi trong vấn đề hình dung và chẩn đoán sơ bộ tình trạng cũng như nguyên nhân vì sao em lại bị đau nhức sau gần 1 năm sử dụng.

Răng sứ sau khi làm bị đau vì những nguyên nhâu chủ yếu sau:

– Kỹ thuật mài cùi răng của bác sĩ không tốt. Có thể mài quá nhiều làm ảnh hưởng đến  tủy răng.

Trồng răng giả bị đau có thể do kỹ thuật mài cùi chưa chuẩn


Quy trình bọc mão răng sứ thường đòi hỏi răng cần điều trị mài nhỏ đi theo một tiêu chuẩn nhất định (thường là mài đi hết lớp men răng). Sau đó một mão răng sứ sẽ được thay thế cho lớp men răng đã được mài đi đó.
Tiêu chuẩn mài răng này là rất quan trọng, nó góp phần quyết định chất lượng của răng – cầu răng sứ được thực hiện sau đó. Răng chỉ được phép mài theo tiêu chuẩn, mài nhiều hơn cũng không được và ít hơn cũng không được.

– Phục hình răng không tốt. Có thể tạo khớp cắn của răng sứ với răng thật (răng đối diện) không chính xác. Khi khớp bị cộm sẽ gây tổn hại cho cả răng sứ và răng thật.

– Trong trường hợp điều trị tủy răng, tủy răng có thể điều trị không tốt, sau một thời gian có thể đau tái phát lại.

Trường hợp cụ thể của em lần này, chúng tôi nghĩ rằng là do cầu răng em thực hiện quá dài. Em bị mất 3 răng mà thực hiện cầu 5 răng sứ thì như vậy chỉ có 2 răng làm trụ. 2 răng làm trụ cho một cầu 5 răng thì lâu dài trụ răng sẽ không chịu được – đặc biệt là cầu răng thực hiện cho răng hàm sẽ có lực ăn nhai thường xuyên rất lớn –  có thể sẽ bị gẫy hoặc ít cũng sẽ bị lực ăn nhai làm chấn động tủy răng, gây đau nhức – như trường hợp em đang gặp phải.

 

Khi trồng thêm 2 răng, phải sử dụng ít nhất 3 răng trụ mới có thể đảm bảo được độ bền lâu dài của cả cầu răng sứ và của cả răng trụ


– Khi tủy răng đã bị chấn động dẫn đến đau nhức, thậm chí là làm cho vùng mặt có răng bị tổn thương sưng lên thì không thể điều trị bằng thuốc được. Mà phải được điều trị trực tiếp trên răng đang bị tổn thương. Cụ thể trong trường hợp này là điều trị tủy răng.

Đối với mão răng sứ, nếu bác sỹ điều trị cẩn thận và nhiều kinh nghiệm thì vẫn có thể giữ nguyên mão răng sứ để điều trị tủy răng. Mão răng sứ trong trường hợp này được coi như một lớp men răng đặc biệt, và bác sỹ vẫn có thể thao tác để điều trị tủy răng, như đối với răng thật.

Trong trường hợp cần thiết phải tháo mão răng sứ ra thì chỉ cần gây tê tại chỗ tại vùng răng trụ. Thậm chí chỉ cần một liều thuốc tê rất nhỏ, nếu thực hiện gây tê đúng kỹ thuật, thì bác sỹ vẫn có thể gỡ răng ra được mà không làm cho bệnh nhân bị đau nhức.

Nhấn mạnh điều này, chúng tôi khẳng định rằng việc tháo gỡ răng sứ ra hoàn toàn không phải gây mê hay phẫu thuật gì cả!

– Trường hợp của em, trồng răng giả bị đau theo chúng tôi thì nên tháo bỏ răng sứ cũ ra, điều trị thật kỹ càng tủy răng và làm lại răng sứ mới vì hai lý do:

+ Răng sứ cũ xấu.

+ Hai trụ cho cầu 5 răng về lâu dài sẽ không đảm bảo. Cần phải mài thêm răng để tăng cường thêm trụ cho cầu răng.

Em hãy bình tĩnh và tìm đến một trung tâm nha khoa uy tín để được khám và tư vấn cụ thể và chính xác hơn nhé. Đừng lo lắng quá vì vấn đề của em thực sự chưa đến mức phải quá lo lắng!

Chúc em sớm có một chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!

NHA KHOA QUC T Á CHÂU

Tư vn & CSKH (24/7): 0987302621

Đa ch:: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nộii

Tel: 043 9940951 *Mobile: 0912958635

Email: [email protected]

Thẻ

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Nha khoa Quốc Tế Á Châu - Chuyên phục hình răng sứ, niềng răng, veneer sứ,chỉnh nha và ghép răng implant, tẩy trắng răng, nhổ răng. Là nha khoa duy nhất có Labo và CAD/CAM

Bài viết liên quan

Back to top button
Close