1
Bạn cần hỗ trợ?
Đặt lịch tư vấn0987 302 621
Kiến thức Nha Khoa

Tại sao lại bị đau răng ?

Các nguyên nhân răng miệng thường gặp gây đau răng bao gồm sâu răng, áp xe răng, bệnh nướu, kích thích chân răng, hội chứng răng nứt, bệnh khớp thái dương hàm, răng mọc kẹt và răng đang mọc. Vậy tại sao lại bị đau răng?

Sâu răng – tại sao lại bị đau răng

Nguyên nhân thông thường nhất gây đau răng là sâu răng. Các xoang sâu là các lỗ ở 2 lớp ngoài cùng nhất của răng gọi là men và ngà. Men răng là bề mặt cứng trắng ở ngoài nhất và ngà là lớp màu vàng nằm dưới lớp men. Cả 2 lớp có chức năng bảo vệ mô răng, bảo vệ tủy răng bên trong, là nơi có các mạch máu và thần kinh.

Các vi khuẩn trong miệng chuyển đường thành axit. Axit làm mềm và ( cùng với nước bọt) hoà tan men và ngà tạo lỗ sâu răng. Lỗ sâu nhỏ, cạn có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý. Các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.

Tủy bên trong của răng bị sâu có thể bị kích thích bởi độc tố vi khuẩn hay các thức ăn nóng, lạnh, chua hay ngọt- gây đau răng. Đau răng từ các xoang sâu lớn này thường là lý do làm bệnh nhân đi đến nha sĩ.

old_metal_fillings_rsautang

 Sâu răng hàm dễ dẫn tới viêm tủy gây ra đau răng

Điều trị xoang sâu nhỏ và cạn thường là trám răng. Điều trị xoang lớn hơn cần miếng cẩn ngoài hay mão răng.

Điều trị xoang sâu đã xuyên tới và làm tổn thương tủy bằng thủ thuật nội nha hay nhổ răng. Tổn thương tủy có thể dẫn đến chết tủy, gây nhiễm trùng răng (áp xe răng). Điều trị răng bị nhiễm trùng bằng nhổ răng hay nội nha. Nội nha là thủ thuật lấy mô tủy chết (do đó tách được hay loại bỏ nhiễm trùng) và thay thế tủy bằng một vật liệu trơ.

Nội nha được áp dụng để cố gắng giữ lại răng chết khỏi bị nhổ.

Bệnh nướu – tại sao lại bị đau răng

Nguyên nhân thường gặp thứ hai của đau răng là bệnh nướu răng. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Bệnh nướu răng gây bởi các độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong “mảng bám” tích tụ theo thời gian dọc theo đường viền nướu. Mảng bám này là hỗn hợp thức ăn, nước bọt, và vi khuẩn.

 Viêm nướu sẽ có cảm giác đau nhức răng

Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Đau là triệu chứng của bệnh nướu đã tiến triển khi sự mất xương xung quanh răng dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng nướu, sưng, đau, và phá huỷ thêm xương. Bệnh nướu tiến triển có thể gây mất răng.

Điều trị bệnh nướu giai đoạn sớm bao gồm vệ sinh răng miệng và lấy đi mảng bám vi khuẩn. Bệnh nướu mức độ trung bình đến nặng thường đòi hỏi phải làm sạch răng và toàn bộ các chân răng gọi là “xử lý mặt chân răng”, từ các chân răng bị lộ trong khi nạo túi dưới nướu là sự lấy đi bề mặt của lớp mô nướu bị viêm. Cả hai thủ thuật này thường được làm với gây tê tại chỗ và có thể kèm với kháng sinh uống để chống nhiễm trùng hay áp xe. Điều trị theo sau đó có thể là nhiều loại phẫu thuật nướu khác tại sao lại bị đau răng.

Ở bệnh nướu răng có phá huỷ xương nhiều và lung lay răng, nẹp răng hay nhổ răng có thể cần thiết.

Nhạy cảm chân răng.

Bệnh nướu mạn tính có thể góp phần gây đau răng do nhạy cảm chân răng. Các chân răng là 2/3 dưới của răng thường được chôn trong xương. Độc tố vi khuẩn hoà tan xương quanh chân răng và làm nướu và xương tụt xuống, bộc lộ chân răng. Chân răng bị lộ có thể trở nên nhạy cảm với lạnh, nóng và thức ăn chua bởi vì chúng không còn được nướu và xương lành mạnh bảo vệ. Nhạy cảm có thể nặng đến nỗi bệnh nhân tránh bất kỳ thức ăn lạnh hay chua nào.

e-buot-co-rang232

 Mòn răng dẫn đến nguy cơ ê buốt răng

Các giai đoạn sớm của lộ chân răng có thể được điều trị với gel fluor đặt tại chỗ bởi nha sĩ hay với các loại kem đánh răng đặc biệt( như Sensodyne hay Denguel) chứa các muối fluor và các chất khoáng khác. Các chất khoáng này được hấp thu bởi lớp bề mặt chân răng để làm chân răng mạnh hơn và ít nhạy cảm hơn với môi trường miệng. Nếu lộ chân răng gây tổn thương và chết tủy bên trong, thì nội nha hay nhổ răng có thể cần dùng đến.

“Hội chứng răng bị nứt” đề cập đến đau răng gây ra do răng bị nứt (bể răng) mà không liên quan đến sâu răng hay bệnh nướu răng. Cắn lên vùng răng nứt có thể gây đau dữ dội. Các răng bị nứt này thường do nhai hoặc cắn các vật cứng như kẹo cứng, bút chì, hạt cứng như sạn, đá có lẫn trong thức ăn.

Đôi khi, vết nứt có thể thấy được bằng cách sơn lớp sơn đặc biệt lên răng nứt. Điều trị thường liên quan đến bảo vệ răng bằng mão kim loại phủ sứ hay mão vàng toàn phần. Tuy nhiên, nếu đặt một mão răng không làm giảm các triệu chứng đau, điều trị nội nha có thể là cần thiết.

Hội chứng khớp thái dương hàm – tại sao lại bị đau răng

Các bệnh của khớp thái dương hàm có thể gây đau, thường ở phía trước 1 hay 2 tai. Khớp thái dương hàm giữ hàm dưới ăn khớp với sọ. Đau ở khớp này có thể gây ra bởi chấn thương cấp tính (như cú đấm vào mặt), viêm hay viêm khớp thoái hoá, hay bởi xương hàm dưới bị đẩy lùi sau về phía tai mỗi khi bệnh nhân nhai hoặc nuốt.

Khop-thai-duong-ham-s333

Tại sao lại bị đau răng

Đôi khi các cơ quanh khớp này được dùng để nhai bị co thắt, gây đau đầu và cổ và khó mở miệng bình thường. Sự co thắt các cơ này tăng lên khi nhai hay bởi các”stress” trong cuộc sống, làm bệnh nhân nghiến răng và do đó làm các cơ co nhiều hơn.

Co thắt cơ tạm thời cũng có thể gây ra khi gây tê tại chỗ hoặc khi thực hiện các thủ thuật nha khoa hay bởi do chấn thương khi nhổ răng khôn bị kẹt.

Điều trị đau khớp thái dương hàm thường bao gồm các thuốc kháng viêm như ibuprofen (Motrin) hay naproxen (Naprosyn, Apranax), các biện pháp khác gồm có băng gạc ấm và ẩm để thư giãn vùng khớp, tập aerobic thường xuyên để giảm stress, ăn thức ăn mềm mà không cần nhai nhiều, hoặc hướng dẫn hàm dưới vào vị trí phía trước bằng máng nhai.

Tái lập lại vị trí của hàm dưới về phía trước với máng làm giảm áp lực lên dây thần kinh và mạch máu của khớp, và giảm đau, máng thay đổi vị trí gặp nhau của răng trên và dưới. Để duy trì vị trí mới này, máng cần được đeo mọi lúc ngay cả lúc ăn. Những bệnh nhân không muốn mang máng nhai, các biện pháp thay thế để duy trì vị trí mới bao gồm các mão toàn phần lên tất cả các răng sau (cối nhỏ và cối lớn) hay bằng cách khâu.

Răng kẹt và mọc răng – tại sao lại bị đau răng

Răng cối lớn (các răng ở sau hàm) đang mọc hay bị kẹt (răng đè lên lẫn nhau) có thể gây đau khi các răng cối lớn mọc, mô gần đó có thể trở nên viêm và sưng. Các răng kẹt có thể cần thuốc giảm đau, kháng sinh và phẫu thuật nhổ bỏ. Điều này thường xảy ra với răng khôn kẹt.

NHA KHOA QUC T Á CHÂU

Tư vn & CSKH (24/7): 0987302621

Đa ch:: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tel: 043 9940951 *Mobile: 0912958635

Email: [email protected]

Thẻ

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Nha khoa Quốc Tế Á Châu - Chuyên phục hình răng sứ, niềng răng, veneer sứ,chỉnh nha và ghép răng implant, tẩy trắng răng, nhổ răng. Là nha khoa duy nhất có Labo và CAD/CAM

Bài viết liên quan

Back to top button
Close