Niềng răng sai khớp cắn bao lâu đạt hiệu quả?

Đánh giá post

Bác sĩ cảnh báo: Sai khớp cắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chế độ ăn nhai, phát âm, tính thẩm mỹ và tâm lý của người sở hữu. Vậy sai khớp cắn là gì, làm sao nhận biết mình có bị sai khớp cắn và đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Khớp cắn được hiểu đơn giản là sự tương quan giữa hàm trên với hàm dưới xét về cả đối xứng răng và xương hàm. Khi răng mọc không đúng thế, đúng chiều và phương bình thường, đặc biệt là ở nhóm răng trước đều dẫn đến hàm răng sai khớp cắn.

1. Khớp cắn chuẩn là gì?

Khớp cắn chuẩn hay còn gọi là khớp cắn trung tâm có sự tương quan hài hòa giữa vòm hàm, cung răng, tỷ lệ các răng cũng như là sự cân đối về kích cỡ các răng. Khớp cắn chuẩn được nhận biết thông qua sự hội tụ của các đặc điểm cơ bản sau:

  • Tương quan giữa 3 phần: trán, mũi, cằm cân đối cả khi nhìn nghiêng lẫn nhìn thẳng. Có thể áp dụng đường nhận biết bằng đường thẩm mỹ E và đường thẩm mỹ S để xem bạn có đang hô hay móm không?

+ Đường thẩm mỹ E đi từ đỉnh mũi đến điểm trước nhất của cằm, bình thường môi trên nằm sau đường này khoảng 4mm, môi dưới nằm sau khoảng 2mm. Tuy nhiên ở người Việt Nam, môi trên thường nằm sau đường E khoảng 1mm, môi dưới thường nằm trước đường E khoảng 1mm.

+ Đường thẩm mỹ S đi từ điểm giữa cánh mũi đến điểm nhô nhất của cằm, lý tưởng là điểm nhô nhất của môi trên và môi dưới đều chạm đường S. Ở trường hợp hô, môi trên và môi dưới nằm trước đường này nên nét mặt nhìn nghiêng nhô.

  • Nhóm răng trước của hàm trên trùm bên ngoài nhóm răng trước hàm dưới nhưng không tạo khoảng cách mà các răng tiếp xúc với nhau.

  • Nhóm răng sau của 2 hàm tiếp xúc với nhau ở mặt nhai; trục phân chia gương mặt chạy từ mũi qua khe răng cửa chính hàm 2 hàm đến cằm tạo thành một đường thẳng, không bị gấp khúc.

  • Sai khớp cắn có các răng ở những vị trí tương ứng mọc lệch nhau, kích cỡ không tương đương nhau.

2. Tầm quan trọng của khớp cắn chuẩn

Nhiều người thắc mắc: Khớp cắn chuẩn có ý nghĩa gì, tại sao phải chỉnh nha để nắn khớp cắn về đúng vị trí? Bạn biết không, việc sắp xếp lại khớp cắn chuẩn có ý nghĩa to lớn đối với mặt thẩm mỹ cũng như chức năng răng miệng.

– Răng thẳng đều, đúng khớp cắn dễ dàng hơn cho việc chăm sóc => Giảm sâu răng và các bệnh nướu răng.

– Khớp cắn đúng chuẩn giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn, tốt hơn cho tiêu hóa thức ăn.

– Khớp cắn chuẩn giúp bạn phát âm đúng. Khi răng hàm trên và dưới không chuẩn, đều và khít thì các vấn đề về phát âm có thể xảy ra.

Sai lệch khớp cắn là sự lệch tâm của răng hàm trên và răng hàm dưới hoặc hai hàm trên và dưới không cắn khít lại với nhau, các răng trên cung hàm mọc lệch lạc và không thẳng hàng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ của răng – hàm – mặt, khó khăn trong ăn nhai, nói chuyện và thậm chí đến sức khỏe tổng thể của hệ tiêu người sở hữu.

3. Các trường hợp sai khớp cắn

Như đã phân tích ở trên, sai khớp cắn có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Vậy sai khớp cắn do đâu? Có nhiều trường hợp dẫn đến sai khớp cắn như: răng mọc chen chúc, lệch lạc, hô vẩu hay móm…

– Răng chen chúc: Răng mọc thừa hoặc mọc chen chúc với nhau trên cung hàm xảy ra khi có quá nhiều răng trong khi không gian của xương hàm cũng như khoang miệng không đủ cho răng mọc.

– Răng mọc lệch: Điển hình là phần trung tâm của hai răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới lệch vị trí nhau, không tạo thành một đường thẳng. Ngoài ra các trường hợp khác như răng mọc chếch ra, bị xoay lệch…

– Răng thưa: Tình trạng có những khoảng trống giữa các răng trên cung hàm, có thể do tỉ lệ của răng không cân đối hai hàm trên dưới hoặc do mầm răng mọc cách xa nhau dẫn đến tình trạng thưa răng, sai lệch khớp cắn

– Răng hô vẩu: Trường hợp răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới, có thể do răng hoặc do cả cấu trúc xương hàm.

– Răng móm (khớp cắn ngược): Trường hợp răng hàm dưới mọc bao ra phía người răng hàm trên, có thể do răng hoặc do cấu trúc xương hàm.

– Răng khớp cắn hở: Khi cắn thì phần hàm trong khít nhau nhưng các răng cửa hai hàm trên dưới không đóng lại được, hở ra một khoảng.

Khớp cắn chuẩn là như thế nào?

Bên cạnh những trường hợp sai lệch rõ ràng về răng và cấu trúc răng đã kể trên, bạn có thể nhận biết: “Liệu mình có đang bị sai khớp cắn?” bằng cách quan sát bằng mắt tại nhà như sau:

  • Nhìn thấy liên kết giữa các răng, đặc biệt là khi cắn xuống có sự chênh lệch

  • Thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi khi nhai hoặc nói chuyện

  • Khó chịu khi nhai cắn thực phẩm, mỏi hàm khi ăn nhai

  • Có vấn đề khi phát âm và nói chuyện khó khăn, không chuẩn

  • Khó khăn khi ngậm miệng và khép kín 2 hàm, thậm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi

4. Nguyên nhân sai khớp cắn

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến sai khớp cắn là di truyền, bẩm sinh hoặc cấu trúc răng – hàm (70%).

Bên cạnh đó cũng có một số điều kiện hoặc thói quen (30%) có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc xương hàm bao gồm:

  • Trẻ em khi còn nhỏ có thói quen bú bình lâu dài (sau 3 tuổi), ngậm ti giả, mút ngón tay

  • Thương tích và va chạm nghiêm trọng từ tai nạn dẫn đến sai lệch hàm.

  • Chăm sóc răng miệng kém hoặc biến chứng từ phục hình thẩm mỹ không chuẩn (trám răng, mão răng sứ…)

  • Biến chứng từ mất răng dẫn đến tiêu xương, xô lệch răng toàn hàm

Có nhiều nguyên nhân gây sai khớp cắn từ khách quan đến chủ quan.

Ngoài những nguyên nhân khách quan như bẩm sinh, di truyền, thương tích, do tai nạn… các bạn nên đặc biệt quan tâm đến những nguyên nhân chủ quan để phòng ngừa tình trạng sai khớp cắn.

Ví dụ như ba mẹ nên tập cho con những thói quen chăm sóc răng miệng từ bé, quan tâm và can thiệp sớm khi thấy con có những biểu hiện sai lệch răng, khớp cắn…

5. Điều trị sai khớp cắn thế nào?

Thùy Linh – một cô gái đang gặp phải vấn đề sai khớp cắn phân trần: “Răng hàm trên của em có 3 cây thụt vô trong làm hàm bị móm và hơi méo, khi nhai hay bị sai khớp cắn nữa. Em đã từng đi tư vấn 1 nha khoa họ bảo chỉ cần bọc sứ 6 cây răng lại là được nhưng em không tin tưởng lắm vì nghe nói không phải cái gì bọc sứ cũng tốt, mài răng đi sau này nhiều biến chứng mà bảo hành vài năm thôi ạ…”

Sai khớp cắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, sức khỏe, và tâm lý của người sở hữu chính vì thế việc điều trị sai khớp cắn tiến hành càng sớm càng tốt.

Có nhiều phương pháp để điều chỉnh sai khớp cắn, tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của sai khớp cắn mà lựa chọn phương pháp phù hợp như: Chỉnh nha niềng răng, hay phẫu thuật hàm…

– Chỉnh nha niềng răng: Đây là phương pháp tương đối đơn giản, tác dụng lực từ từ và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phẫu thuật… Phương pháp này chỉ sử dụng bộ khí cụ như mắc cài hoặc khay niềng để ổn định và sắp xếp lại vị trí răng trên cung hàm.

– Phẫu thuật chỉnh hàm hô, móm: trong trường hợp sai khớp cắn do cấu trúc xương hàm thì việc điều chỉnh cần can thiệp từ phẫu thuật là cần thiết để có một hàm răng đều, đẹp và đúng khớp cắn.

– Niềng răng kết hợp phẫu thuật chỉnh hàm: Trong những trường hợp vừa bị hô/móm hàm vừa hô/ móm răng hay lệch lạc, chen chúc răng thì cần phải kết hợp cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật.

Không ai mong muốn mình có một hàm răng không đều, lệch lạc hay sai khớp cắn. Tuy nhiên nếu chẳng may gặp phải những trường hợp như thế thì việc cần làm không phải là “chấp nhận sự thật” mà nên tìm cách khắc phục.

Minh Thư – một khách hàng đang điều trị sai khớp cảnh bằng chỉnh nha niềng răng tại Nha khoa Á Châu chia sẻ: “Đối với mình thì ấn tượng đầu tiên tạo nên điểm nhấn của bất cứ một người nào chính là nụ cười rạng rỡ. Đặc biệt là con gái. Không cần phải trang điểm cầu kỳ, sở hữu một nụ cười đẹp sẽ làm chúng ta trở nên cuốn hút rất nhiều”.