1
Bạn cần hỗ trợ?
Đặt lịch tư vấn0987 302 621
Kiến thức Nha Khoa

Một số điều cần biết về chứng loét miệng ở trẻ

Viêm loét miệng hay còn gọi là bệnh nhiệt miệng. Đây là một căn bệnh thường gặp cả ở người lớn và trẻ em nhưng khi trẻ em mắc chứng loét miệng thì gây không ít khó khăn cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc biệt là những nguyên nhân gây loét miệng có khả năng biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Chứng viêm loét miệng là một bệnh về răng miệng hay gặp cả ở người lớn và trẻ em. Chứng này thường làm cho việc ăn, uống, đánh răng trở nên khó khăn, trẻ thường mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều làm cho trẻ gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít…Những vết loét miệng có thể xuất hiện thành từng đám hay đơn độc ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi.

1. Nguyên nhân của loét miệng

Có một số nguyên nhân gây ra chứng loét miệng trẻ do thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, axít folic, chất sắt cơ địa dị ứng, bị những bệnh liên quan đến miễn dịch, hoặc một số bệnh đường tiêu hóa cũng có thể gây loét miệng….

Nguyên nhân thường gặp nhất trong loét miệng là do nhiệt tức là trong cơ thể bị nóng phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Người ta cũng thấy có thể loét miệng do virut Herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt. Ở trẻ em có một số bệnh cũng gây loét miệng, điển hình nhất là bệnh tay chân miệng. Trong bệnh tay chân miệng, ban đầu thường có sốt hoặc sốt nhẹ như trong bệnh thủy đậu, sưng miệng nổi bọng nước thường có kích thước khoảng từ 2-3mm hoặc bằng đầu đũa, màu đỏ hoặc xám hình bầu dục. Các nốt bọng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở niêm mạc miệng.

Loét miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch làm suy giảm miễn dịch. Do cho trẻ dùng một số thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng. Stress tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh loét miệng.

tre-khoc-loc22121
Loét miệng gây khó chịu, mất ngủ và biếng ăn ở trẻ

Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng, ví dụ như khi bị ngã hoặc do ăn thức ăn nóng làm bỏng rồi loét niêm mạc miệng. Một số loại thức ăn như các loại trái cây chứa acid như chanh, cam, dứa, dâu,…có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng thêm chứng loét miệng.

2. Các triệu chứng của bệnh loét miệng ở trẻ

Loét miệng thường xuất hiện ở dạng những chấm hoặc vết loét màu đỏ có thể nhỏ từ vài milimét đường kính nhưng cũng có khi lan rộng đến 20 – 25 mm. Đôi khi lúc đầu chỗ bị loét xuất hiện dưới dạng một mụn nước nhỏ có cảm giác ngứa, rát rồi vỡ ra sau 1-2 ngày, tạo ra một vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục, ở trung tâm thường có màu trắng xám hay vàng, viền xung quanh vết loét được bao quanh bằng quầng màu đỏ. Thường các vết loét xuất hiện một mình, nhưng cũng đôi khi chúng xuất hiện thành từng chùm 2-3 vết loét cùng một chỗ. Ít khi chứng loét miệng có kèm theo sốt, sưng hạch, hoặc cảm giác ốm, mệt mỏi. Thường mất khoảng 10 – 14 ngày để những vết loét miệng lành. Trong khoảng thời gian này vết loét gây đau nhiều nhất là thời gian 3 – 4 ngày đầu.

loet-mieng-o-trew232
Loét miệng thường xuất hiện ở dạng những chấm hoặc vết loét màu đỏ

3. Cách điều trị

Triệu chứng đau khi bị loét miệng thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nếu đau nhiều thì có thể dùng các dung dịch sát khuẩn nhẹ súc miệng (nước có menthol, eucalyptol,..) hoặc có thể dùng các loại mỡ corticoid bôi dùng trong miệng. Lưu ý sau khi súc miệng hoặc bôi thuốc thì không ăn uống trong vòng 30 – 60 phút để thuốc có thời gian thấm vào và có tác dụng.
Cần lưu ý chỉ dùng nước súc miệng cho trẻ lớn đã biết súc miệng, tránh dùng cho trẻ nhỏ vì chúng có thể nuốt dung dịch súc miệng. Cũng có thể dùng mỡ Carbamide Peroxide (mỡ phối hợp giữa peroxide và glycerin) bôi vết loét để che phủ và làm giảm đau vết thương.
Khi bị loét miệng cần tránh ăn các loại thức ăn gây cọ xát vào vùng miệng như khoai tây chiên, đậu rang, bắp rang, tránh các loại thức ăn chua làm tăng triệu chứng đau.
– Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho trẻ. Trẻ lớn cần đánh răng, súc miệng, họng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả tươi.

– Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau cho trẻ là rất cần thiết nhưng dùng loại gì cho phù hợp với từng trẻ là công việc của bác sỹ khám bệnh, các bậc phụ huynh không nên tự mua thuốc điều trị cho trẻ.

kham-rang-cho-trẻ2322
Cần đưa trẻ đi khám nếu vết loét lớn, trẻ bị sốt cao không hết

– Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhuyễn (cháo, súp, bột dinh dưỡng), không nóng, không cay, không chua và tốt nhất là hợp với khẩu vị thường ngày của trẻ. Ngoài đánh răng, cũng nên kết hợp cho trẻ súc miệng với các loại nước súc miệng dành riêng cho trẻ em như T-B Kid – giúp phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ.

– Tránh dùng những thực phẩm quá chua hoặc quá cay.

Có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện những vết loét miệng ở trẻ bằng cách vệ sinh răng miệng kỹ sau mỗi lần ăn, cho trẻ dùng bàn chải có sợi lông mềm, cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng có nhiều khoáng chất và nhiều Vitamin A, C, E và thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ bác sĩ răng hàm mặt ở các cơ sở y tế.

Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đi khám nếu có những dấu hiệu sau:
– Vết loét quá lớn (>20 mm)
– Quá nhiều vết loét
– Vết loét không lành sau 3 tuần
– Trẻ đau quá không ăn uống được
– Trẻ bị sốt cao hoặc có các triệu chứng bất thường khác như co giật, tiêu chảy, nôn,…

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – nha khoa duy nhất tại Việt Nam hợp tác độc quyền với bệnh viên Răng Hàm Mặt Kang Nam Hàn quốc là địa chỉ tin cậy về thẩm mỹ răng an toàn. Để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Quốc Tế Á Châu theo địa chỉ sau:

NHA KHOA QUC T Á CHÂU

Tư vn & CSKH (24/7): 0987302621

Đa ch:: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nộii

Tel: 043 9940951 *Mobile: 0912958635

Email: [email protected]

Thẻ

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Nha khoa Quốc Tế Á Châu - Chuyên phục hình răng sứ, niềng răng, veneer sứ,chỉnh nha và ghép răng implant, tẩy trắng răng, nhổ răng. Là nha khoa duy nhất có Labo và CAD/CAM

Bài viết liên quan

Back to top button
Close