Mất răng lâu năm có cấy Implant được không
Những hậu quả của mất răng lâu năm
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân tỏ ra khá chủ quan trước tình trạng mất răng – đặc biệt là đối với các vị trí răng hàm không thể quan sát được trong giao tiếp. Bên cạnh đó, mối lo về việc trồng răng có thể gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe ngăn cản người bệnh tìm đến một giải pháp phục hình hiệu quả và toàn diện nhất.
Bạn cần biết rằng, bất kể một chiếc răng nào trên cung hàm cũng đều đóng những vai trò nhất định và không thể thay thế (trừ răng khôn). Do đó, việc mất răng lâu năm có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đối với sức khỏe mà bạn không thể lường trước được.
♦ Phát sinh các bệnh lý tiêu hóa: Hậu quả đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bị mất răng là sự ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai. Việc ăn uống khó khăn hơn sẽ khiến bạn dễ dàng gặp phải nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời có thể rơi vào trạng thái suy nhược do cơ thể bị hạn chế hấp thu dinh dưỡng.
♦ Xô lệch cung hàm và mắc bệnh lý trên răng: Sau một thời gian mất răng, các răng khác kế cận răng bị mất có xu hướng xô lệch, đổ nghiêng về phía khoảng trống mà răng bị mất để lại. Điều này tạo ra các khe hở lớn giữa các răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nên các bệnh lý nguy hiểm.
♦ Tiêu xương hàm, biến dạng gương mặt: Đây là hậu quả lớn nhất mà mất răng lâu năm gây ra đối với cơ thể. Khi chân răng bị mất, xương hàm không còn nhận sự kích thích từ chân răng sẽ dần tiêu biến, khiến phần hõm xương bị sụp xuống, gây lão hóa sớm và biến dạng gương mặt.
Mất răng nên phục hình lại bằng phương pháp nào?
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng mà mất răng lâu năm gây ra đối với cơ thể, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo bạn cần trồng răng càng sớm càng tốt với một giải pháp hợp lý, toàn diện và lâu bền.
Hiện nay, cấy ghép implant được xem là giải pháp phục hình nha khoa hiện đại hàng đầu và được giới chuyên môn đánh giá cao nhất. Đây là kỹ thuật trồng răng bằng cách cấy trụ răng giả bằng titanium nguyên chất có tính tương thích sinh học cao vào xương hàm, khôi phục chân răng đã mất, sau đó sử dụng mão sứ để bọc chụp lên trên, tái tạo thẩm mỹ và chức năng răng một cách hoàn hảo.
Không chỉ khắc phục những nhược điểm của các kỹ thuật trồng răng kiểu cũ, phương pháp này còn đạt khả năng mang lại hiệu quả phục hình toàn diện với khả năng duy trì trọn đời. Bên cạnh đó, với sự tồn tại độc lập của trụ răng implant, việc thực hiện cấy ghép implant hoàn toàn không gây xâm lấn đến các răng khỏe khác, đảm bảo hoạt động ổn định của cung hàm.
Có phải trường hợp mất răng lâu năm nào cũng cấy ghép implant được không?
Mặc dù cấy ghép implant được xem là giải pháp phục hình toàn diện và có tính linh hoạt cao, song không phải trong bất kỳ trường hợp mất răng lâu năm nào, bệnh nhân cũng có thể áp dụng để giải quyết tình trạng mà mình gặp phải.
Cụ thể, trong cấy ghép implant, tiêu chí về mật độ xương ổn định, nền xương dày và đủ vững là những tiêu chí cần thiết để trụ implant đứng vững và hoạt động hiệu quả mà không bị bong bật trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mất răng lâu năm, khả năng tiêu xương diễn ra rất cao khiến các điều kiện này không được đáp ứng. Điều này gây nên những hạn chế nhất định cho ca cấy ghép.
Chính vì vậy, đối với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh thực hiện ghép xương trước khi cấy trụ implant. Tùy vào vị trí răng bị mất và mức độ thiếu xương, tiêu xương, bệnh nhân có thể ghép xương nhân tạo (xương bột) hoặc xương tự thân để làm nền tảng cho ca cấy ghép. Sau khoảng 3-6 tháng, khi xương ghép đã tích hợp thành công với xương trong cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành trồng trụ implant và phục hình răng giả cho người bệnh.
Mất răng lâu năm nếu không được điều trị bằng giải pháp phù hợp sẽ gây nên những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Do đó, ngay từ hôm nay, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và khẩn trương điều trị đối với trường hợp mất răng mà mình gặp phải. Chúc bạn thành công!
Tư vấn & CSKH (24/7): 0987302621 Địa chỉ: 137 An Trạch – Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Tel: 0243 9940951 *Mobile: 0912958635 Email: [email protected]