1
Bạn cần hỗ trợ?
Đặt lịch tư vấn0987 302 621
Hỏi-Đáp

Làm cách nào để không bị mòn chân răng?

Câu hỏi:  Làm cách nào để không bị mòn chân răng?

chào bác sĩ nha khoa quốc tế Á Châu, Bác sĩ cho em hỏi em bị mòn chân răng có đến nha khoa quốc tế Á Châu để chữa trị .Bác sĩ đã trám một chiếc răng của em bị mòn và đã không còn ê buốt khi gặp nước lạnh hay nói chuyện. nhưng khi em nghiến chặt hai hàm răng lại hoặc khi em nhai cắt thức ăn vào chỗ chiếc răng đó thì chiếc răng đó lại bị đau. Vậy bác sĩ cho em hỏi cảm giác đau đó có phải là do bên trong tủy răng không ? Hay là do chất trám răng không phù hợp với men răng nên phản ứng gây ra cảm giác đau?

Rồi bác sĩ cho em lời khuyên Làm cách nào để không bị mòn chân răng? Cách chữa trị khi chân răng đã bị mòn phục hồi lại trạng thái ban đầu ? Cảm ơn bác sĩ Vũ !!! (Nguyễn Bá Hưng – Sóc Sơn)

dau-rang-so8hn2

 Làm cách nào để không bị mòn chân răng

Trả lời:

Chào Hưng, rất cảm ơn em đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Làm cách nào để không bị mòn chân răng của em, Nha khoa Quốc tế Á Châu xin được giải đáp cụ thể như sau:

Trường hợp của Hưng,trong nha khoa gọi là trường hợp răng nhạy cảm.

Răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Nếu khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến cho em có cảm giác ê buốt hoặc đau răng thì điều đó nghĩa là em đã có triệu chứng răng nhạy cảm.

Khi bị lộ, chân răng không có được một lớp men bao bọc giống như thân răng. Thay vào đó, chân răng có một lớp bao bọc mỏng bên ngoài gọi là xê-măng. Khi xê-măng mất đi, ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài.

 Làm cách nào để không bị mòn chân răng

 Mòn cổ răng dẫn đến gãy thân răng nếu không điều trị kịp thời

Ngà răng có chứa hàng nghìn những ống ngà nhỏ li ti vốn chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Những ống ngà này kết nối từ bề mặt răng, xuyên qua ngà răng đến trung tâm thần kinh của răng trong tủy răng. Những ống ngà này chứa chất dịch lỏng. Sau khi ăn hoặc uống những thức ăn nóng hoặc lạnh, chất dịch lỏng có trong những ống ngà nhỏ li ti này di chuyển và kích thích những sợi thần kinh trong răng gây ra đau răng.

Một số nguyên nhân làm lộ ngà răng, bao gồm:

-Việc vệ sinh răng miệng kém. Điều này có thể cho phép cao răng tích tụ tại các đường viền nướu.

-Ngược lại, đối với một số người lại chải răng quá kỹ, quá mạnh tay, dùng bàn chải quá cứng cũng có thể gây tụt nướu răng, mòn bề mặt men răng và lộ ngà.

-Một chế độ ăn chứa nhiều axít – ví dụ như nhiều thức ăn chua, dưa chua hoặc nước soda – có thể gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng và dẫn tới lộ ngà.

-Chứng cuồng ăn vô độ và chứng trào ngược thực quản cũng có thể dẫn đến hiện tượng răng bị mòn hoặc răng ê buốt gây ra bởi các axít có trong miệng.

Trường hợp của em đã được trám phần men răng bị mất đi bằng một dạng vật liệu trám dùng trong nha khoa. Đây là một dạng vật liệu có thể thay thế gần như hoàn toàn lớp men răng đã bị mất đi, cả về chức năng và thẩm mỹ.

Miếng trám này bao phủ phần ngà răng bị lộ, ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp của ngà răng với những tác động của môi trường miệng nên em thấy không còn ê buốt khi uống nước nóng, lạnh, chua, ngọt

Tuy nhiên, miếng trám này, xét về đặc tính vật lý, nó có thể che phủ hoàn toàn phần ngà răng bị lộ nhưng lại không hoàn toàn trở thành một khối đồng nhất với men răng. Chính vì vậy, khi răng chịu áp lực nén, áp lực này sẽ tác động vào phần men răng thật và phần vật liệu trám. Lực tác động lớn phát ra khi em nghiến răng hoặc cắn đồ cứng làm vật liệu trám cọ xát với phần ngà răng (vốn đã bị tổn thương trước đó), gây nên cảm giác đau thốn.

Trong trường hợp này, để hết đau em hãy thực hiện một số hướng dẫn sau:

– Không tiếp tục nghiến răng, không sử dụng răng này để cắn vật cứng nữa.

– Không dùng móng tay hay vật nhọn, cứng tác động vào miếng trám

rang-su-ve-nus

 Có thể bọc răng sứ cho răng mòn cổ

Bệnh nhân thường có thói quen tác động vào những thành phần đang bị đau của cơ thể. Em hãy cố gắng từ bỏ, quên đi những thói quen không tốt này ít nhất khoảng 1 tháng để ngà răng không bị lực ma sát của miếng trám gây tổn thương thêm.

– Không đánh răng quá mạnh

– Trong trường hợp ngà răng của em phản ứng với vật liệu trám (1 tháng sau khi trám mà có cảm giác như em miêu tả) thì miếng trám này cần phải được lấy ra. Ngà răng của em sẽ được điều trị bằng một loại thuốc đặc biệt khác. Sau một thời gian mới tiến hành trám lại bằng vật liệu thẩm mỹ.

Xem thêm >> Địa chỉ bọc răng sứ uy tín Hà Nội

Từ những phân tích ở trên về những nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị tụt nướu và nhạy cảm ngà, muốn phòng ngừa răng không bị tụt nướu, mòn men răng nữa thì phải khắc phục từ chính những nguyên nhân đó. Cụ thể:

– Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng đúng cách.
– Cạo vôi đánh bóng định kỳ 6 tháng/1 lần để giảm thiểu tối đa sự hình thành của mảng bám và vôi răng.

– Có thể sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn thấp để giảm nguy cơ răng bị mài mòn.

– Ăn uống với một chế độ ăn không axit.

– Nếu bị những chứng ợ chua kéo dài thường xuyên thì cần phải được điều trị để ngăn ngừa axit từ dạ dày trào ngược lên phá hủy men răng.

Em có thể qua trực tiếp phòng khám để được bác sĩ tái khám và có những chỉ dẫn hoặc điều trị cần thiết và kịp thời. Trong trường hợp của em, nếu răng cần thiết phải lấy miếng trám ra, điều trị bằng thuốc và trám lại, em cũng không phải trả thêm chi phí nào nữa.
Thân chào em!

NHA KHOA QUC T Á CHÂU

Tư vn & CSKH (24/7): 0987302621

Đa ch:: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nộii

Tel: 043 9940951 *Mobile: 0912958635

Email: [email protected]

Thẻ

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Nha khoa Quốc Tế Á Châu - Chuyên phục hình răng sứ, niềng răng, veneer sứ,chỉnh nha và ghép răng implant, tẩy trắng răng, nhổ răng. Là nha khoa duy nhất có Labo và CAD/CAM

Bài viết liên quan

Back to top button
Close