CÂU HỎI: Đau răng cửa hàm dưới – nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh
Chào bác sĩ, không hiểu vì sao mà mấy ngày hôm nay răng cửa hàm dưới của em bị đau nhiều lắm. Nhất là khi cắn thức ăn rất khó chịu vì thế mà em gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai. Mong bác sĩ tư vấn giúp em đau răng cửa hàm dưới là bị sao? Có cách nào chữa không? Em cảm ơn ạ! (Thanh Hà – Đông Anh)
TRẢ LỜI
Chào bạn Thanh Minh!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những thắc mắc của mình với Nha khoa quốc tế Á Châu. Hiện tượng đau răng cửa hàm dưới là bệnh gì? Cách chữa như thế nào? Các bác sĩ Á Châu sẽ giải đáp cho bạn ngay sau đây:
Răng cửa là chiếc răng đóng vai trò cắn, xé thức ăn quan trọng. Men răng cửa thường khá mỏng, vì thế đôi khi bình thường ăn nhai thì cũng có thể gây ra hiện tượng đau răng nếu đồ ăn quá nóng, quá lạnh. Đau răng cửa hàm dưới là một trong những triệu chứng phổ biến, đặc biệt là ở tuổi trưởng thành. Chỉ cần tìm ra nguyên nhân và bệnh lý thì việc điều trị không có gì khó khăn.
1. Đau răng cửa hàm dưới là bệnh gì?
Thực chất, hiện tượng đau răng cửa hàm dưới chưa hẳn đã là một bệnh lý, đôi khi có thể do tác động bên ngoài khiến cho răng trở nên nhạy cảm và dẫn đến hiện tượng đau nhức. Do bạn chưa mô tả rõ tình trạng đau răng cửa hàm dưới của mình nên các bác sĩ Á Châu sẽ cung cấp đầy đủ thông tin vì sao lại có hiện tượng đau răng cửa hàm dưới nhé!
Đau răng cửa hàm dưới là biểu hiện của bệnh gì?
+ Chải răng không đúng cách: nếu bạn thực hiện chải răng tác động lực quá mạnh, lâu dần sẽ gây mòn men răng, lớp men bị mòn lộ phần ngà răng nhạy cảm gây đau răng cửa hàm dưới, việc chải ngang bề mặt răng không theo chuyển động tròn là nguyên nhân chính làm mòn men.
+ Ăn nhiều thực phẩm chứa axit: một số đồ ăn, uống như chanh, cam quýt, đồ uống có ga, cồn cũng là tác nhân gây mòn men.
+ Đau răng cửa hàm dưới do sâu răng, thường thì những chiếc răng cửa hay bị sâu răng tấn công ở kẽ răng hoặc chỗ khó nhìn hơn là vùng chân răng, điều này là nguyên nhân chính gây đau răng.
+ Viêm nướu: việc vệ sinh răng miệng không thể làm sạch được 100% thức ăn thừa, khi chúng tích tụ lâu ngày sẽ sinh ra cao răng, chính cao răng là nguyên nhân gây bệnh viêm nướu, biểu hiện dễ thấy là nướu sưng đỏ gây cho bạn đau nhức.
+ Răng bị sứt mẻ bị lộ ngà răng nhạy cảm, điều này cũng làm bạn bị đau răng cửa hàm dưới.
2. Giảm đau răng cửa hàm dưới bằng cách nào?
Đau răng cửa hàm dưới có thể do những thói quen không tốt, tuy nhiên không loại trừ đó là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Cách tốt nhất bạn vẫn nên đến Trung tâm nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.
Để giảm đau răng cửa hàm dưới tốt nhất bạn hãy đến nha khoa
+ Đối với răng sâu, cách tốt nhất là thực hiện hàn trám răng để chấm dứt tình trạng này.
+ Nếu bạn bị viêm nướu răng, các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện lấy cao răng.
+ Trường hợp răng bị sứt mẻ bạn có thể lựa chọn trám răng nếu vết mẻ nhỏ, bọc răng sứ đổi với ai răng bị mẻ lớn.
+ Mòn men răng có thể bọc răng sứ hoặc làm mặt dán sứ veneer.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các cách chữa đau răng tại nhà nếu chưa có thời gian tìm đến bác sĩ nha khoa TẠI ĐÂY.
3. Phòng tránh hiện tượng đau răng cửa hàm dưới
Để phòng tránh đau răng cửa hàm dưới, bạn hãy tập thói quen cho mình thực hiện những biện pháp sau:
+ Chải răng đúng cách, tránh đưa kéo bàn chải mạnh, bạn hãy xoay tròn bàn chải khi chải răng như vậy sẽ giảm thiểu được tình trạng răng mòn men.
+ Hạn chế ăn uống các thực phẩm chứa nhiều axit, đồ ngọt bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C, chất xơ, canxi giúp làm dịu nướu, răng chắc khỏe.
+ Thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
Trên đây là một vài thông tin về đau răng cửa hàm dưới mà Nha khoa Á Châu chia sẻ đến bạn, ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm theo hotline 0987302621 hoặc chat với tổ tư vấn để nhận được câu trả lời nhanh nhất!
NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU
Tư vấn & CSKH (24/7): 0987302621
Địa chỉ: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tel: 0243 9940951 *Mobile: 0912958635
Email: [email protected]