1
Bạn cần hỗ trợ?
Đặt lịch tư vấn0987 302 621
Kiến thức Nha Khoa

Chống chỉ định nhổ răng nanh và những ghi nhớ hữu ích

Răng nanh là chiếc răng đặc biệt và mang tính “duy nhất” trên cũng hàm. Bởi vậy, việc nhổ răng nanh cần được cân nhắc kỹ lưỡng, ngay cả trong những tình huống chiếc răng nanh gặp các vấn đề bệnh lý cần điều trị. Có những chống chỉ định và lưu ý cụ thể mà bạn nên biết khi xử lý chiếc răng này để tránh phải hối tiếc về sau.

1. Những chống chỉ định nhổ răng nanh cụ thể

Trong mọi tình huống, nhổ răng nanh luôn cần được xem là bất khả kháng khi không thể tiếp tục duy trì. Có nghĩa rằng, chiếc răng này cần được chúng ta bảo vệ tới cùng và cân nhắc thật kỹ lưỡng các hướng xử lý răng. Do đó, nên hay không nên nhổ răng nanh nên dựa trên quan điểm này để bảo vệ tối đa chiếc răng đặc biệt này.


Nhổ răng nanh hay điều trị giữ răng là câu hỏi bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng

Cụ thể, không được nhổ răng nanh trong các trường hợp sau:

– Răng nanh còn khỏe mạnh, mọc ngay ngắn trên cung hàm

– Hàm răng có đầy đủ răng 28 răng cơ bản hoặc bị thiếu răng

– Trường hợp răng nanh khỏe mạnh nhưng bị sai lệch phải điều trị bằng một số biện pháp chuyên khoa như niềng răng,… Khi đó, nếu phải nhổ răng để niềng, cũng cần giữ lại răng nanh và chỉ định nhổ răng ở vị trí khác phù hợp hơn. Bởi vì răng nanh có hình dáng rất riêng biệt, khác hoàn toàn các răng khác trên cung hàm. Răng này có thân mảnh hơn răng hàm, dày hơn răng cửa, mặt nhai chọn.

Đặc điểm này của răng tạo nên cho hàm răng sự cân xứng thẩm mỹ bình thường, thuận mắt. Nếu nhổ răng nanh đi, sự bình thường của cấu trúc cung răng sẽ bị phá vỡ, hàm răng không có độ nhọn và chuyển tiếp từ răng nanh vào các răng cối.

– Răng nanh bị bệnh lý nhưng vẫn có thể điều trị để khôi phục hình dáng và giữ lại răng.

Xem thêm: chi phí nhổ răng khểnh

2. Chỉ được nhổ răng nanh khi nào?

Răng nanh chỉ nên nhổ khi không thể duy trì được bằng bất cứ biện pháp nào, hoặc sự duy trì của nó làm ảnh hưởng đến các răng kế cận. Cụ thể gồm các trường hợp sau đây:


Khi răng nanh mọc lệch nên niềng răng để giữ lại thay vì nhổ bỏ

 Răng nanh bị bệnh lý và đã bị phá hủy các mô răng tới tỷ lệ cao mà nếu không nhổ răng nanh cũng không thể điều trị được.

 Răng nanh bị bật gốc răng không thể cố định lại

3. Những lưu ý sau khi nhổ răng nanh cần biết

Nếu buộc phải nhổ răng nanh, chúng ta cần tính ngay đến giải pháp phục hồi lại răng sau nhổ. Bởi vai trò đặc biệt của răng nanh nên cần thiết duy trì nó trên cung hàm. Chiếc răng được phục hồi lại sẽ có hình thể giống như răng nanh thật để đảm bảo tính thẩm mỹ tự nhiên cho toàn hàm răng.

Ngay cả khi răng nanh bị khểnh lên khỏi cung hàm tạo thành răng khểnh mà phải nhổ đi cũng cần tính toán giải pháp tạo khoảng trống trên cung răng chuẩn để khôi phục lại chiếc răng này.

Khi đã nhổ răng, nên thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín và được bác sỹ giỏi nhổ răng bằng kỹ thuật hiện đại. Nhổ răng siêu âm là gợi ý tốt nhất dành cho bạn, giúp bạn bóc tách được chiếc răng nanh một cách nhanh chóng, an toàn và không xâm lấn rộng mô mềm, tránh gây đau đớn cho người nhổ răng.


Công nghệ nhổ răng an toàn, không đau tại Nha khoa Á Châu

Công nghệ siêu âm nhổ răng dựa trên cơ chế tách các tổ chức quanh răng bằng cách cắt đứt các cơ chế liên kết quanh răng. Nhờ vậy, chiếc răng sẽ được lỏng lẻo nhanh chóng mà không phải cắt rạch nhiều mô mềm.

Nếu quan tâm đến cách nhổ răng nanh an toàn này, bạn có thể liên hệ theo số Hotline 0987302621 hoặcForeigners: 0912958635 (có viber, zalo) , các bác sỹ Nha khoa Á Châu sẽ tư vấn thêm cho bạn.

NHA KHOA QUC T Á CHÂU

Tư vn & CSKH (24/7): 0987302621

Đa ch: 137 An Trạch – Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

Tel: 0243 9940951 *Mobile: 0912958635

Email: [email protected]

Thẻ

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Nha khoa Quốc Tế Á Châu - Chuyên phục hình răng sứ, niềng răng, veneer sứ,chỉnh nha và ghép răng implant, tẩy trắng răng, nhổ răng. Là nha khoa duy nhất có Labo và CAD/CAM

Bài viết liên quan

Back to top button
Close