Chín nguyên nhân tại sao răng bị ê buốt
Răng nhạy cảm là khi cảm giác khó chịu, ê buốt ở một hoặc nhiều răng xuất hiện bởi thức ăn nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc thậm chí tiếp xúc với không khí lạnh. Cơn đau sắc nét, đột ngột và chạy dọc theo thân răng theo các đầu dây thần kinh. Không ít người phải trải qua triệu chứng này mà không hề hay biết tại sao răng bị ê buốt, dẫn đến không biết cách cải thiện tình trạng.
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải tại sao răng bị ê buốt
Triệu chứng răng ê buốt xảy ra khi các lớp dưới men răng là ngà răng bị lộ ra ngoài khi nướu răng bị tụt không còn bảo vệ được chân răng và men răng bị mòn đi. Phần tủy răng không được bao phủ bởi lớp men cứng lúc này chứa hàng ngàn ống nhỏ dẫn đến trung tâm thần kinh của răng gọi là ống ngà bị lộ ra ngoài, dễ dàng bị các tác nhân kích thích.
Điều này lý giải tại sao khi tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống với nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc các loại gia vị khác thì dây thần kinh trong răng bị kích thích truyền tín hiệu đau đớn.
»»» Xem chi tiết: Bọc răng sứ ở đâu tốt nhất Hà nội «««
Có khá nhiều yếu tố dẫn đến răng nhạy cảm, bao gồm:
1. Chải răng không đúng cách:
Theo thời gian, việc đánh răng bằng bản chải lông cứng có thể làm mòn dần men răng, lộ ngà răng cũng như khiến tụt lợi. Đánh răng quá nhiều lần trong ngày cũng như chải ngang bề mặt răng mà không theo chuyển động tròn cũng khiến răng bị ảnh hưởng xấu.
2. Sâu chân răng
Răng bị sâu tấn công ở phần chân răng gần nướu răng. Nướu răng tụt khỏi chân răng có thể do chải răng sai cách, do bệnh lý nha chu…khiến bề mặt chân răng bị lộ, không chỉ bị sâu răng mà còn rất ê buốt.
Bệnh viêm nướu gây tụt lợi, hở chân răng và lộ ngà răng cũng là lý do khiến răng ê buốt
3. Bệnh viêm nướu
Mô nướu bị viêm, sưng đỏ và có thể đau hay chảy máu, gây ra tổn thương cho dây chằng hỗ trợ răng trong đó có một số ở bề mặt gốc tiếp xúc trực tiếp với kích thích.
4. Răng bị sứt mẻ.
Răng bị sứt mẻ hoặc hỏng có thể dễ dàng bị tấn công với vi khuẩn và mảng bám. Vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong và gây viêm tủy, dẫn đến các triệu chứng nhạy cảm của răng.
5. Thói quen nghiến răng
Việc nghiến, siết chặt hàm răng có thể làm mòn men và lộ ngà răng bên dưới dẫn đến răng bị ê buốt.
6. Tuổi tác
Răng thường trở nên nhạy cảm cao nhất là ở độ tuổi từ 25 – 30 tuổi.
Điều độ tiêu thụ các thực phẩm có chứa axit nếu răng bị ê buốt
7. Lạm dụng nước súc miệng
Một số loại nước súc miệng có chứa axit có thể làm trầm trọng thêm răng ê buốt nếu lớp men răng đã bị mòn trước đó. Các axit gây hại thêm cho lớp ngà răng. Vì vậy nếu răng nhạy cảm, hãy hỏi nha sĩ về việc sử dụng những loại nước mang giải pháp florua trung tính.
8. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit
Việc thường xuyên ăn những loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như trái cây họ cam quýt, cà chua. dưa chua hay trà…có thể gây xói mòn men răng.
9. Nhạy cảm nha khoa
Thủ thuật nha khoa có thể làm răng nhạy cảm tạm thời sau khi lấy cao răng, mài răng, diệt tủy hoặc tại các vị trí hàn trám, bọc răng, trồng răng. Tuy nhiên nhạy cảm gây ra bởi các thủ tục nha khoa chỉ là tạm thời và thường biến mất vài tuần sau đó.
Răng nhạy cảm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày vì trực tiếp gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống mà còn rất có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Không nên chủ quan khi thấy những biểu hiện răng ê buốt mà cần điều trị kịp thời. Đối với những người đang gặp phải rắc rối với răng ê buốt mà không rõ tại sao, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với nha khoa Quốc Tế Á Châu để được tư vấn miễn phí, xác định rõ nguyên nhân và điều trị triệt để bệnh nhạy cảm của răng, tránh dẫn đến biến chứng.
NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU
Tư vấn & CSKH (24/7): 0987302621
Địa chỉ:: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nộii
Tel: 043 9940951 *Mobile: 0912958635
Email: [email protected]