1
Bạn cần hỗ trợ?
Đặt lịch tư vấn0987 302 621
Kiến thức Nha Khoa

Cấu tạo vùng quanh răng

Răng cần có sự vững chắc để có thể thực hiện được chức năng chính của mình là nhai, nghiền thức ăn. Vùng xung quanh răng đóng vai trò quan trọng tạo nên sự vững chắc này.

37589_0_square_tay-trang-rang-cong-nghe-my

 Vùng quanh răng: gồm có lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng.
1. Lợi
Gồm hai phần là lợi tự do và lợi bám dính. Lợi tự do là phần ôm sát cổ răng và kẽ giữa các răng, gồm nhú lợi và lợi viền. Lợi bám dính là phần liên tiếp với lợi tự do bám chặt vào thân răng và xương ổ răng màu hồng hơn, có hạt lấm tấm nổi lên.
Phần lợi dính rộng nhất là ở răng cửa khoảng 4 -7mm, hẹp dần về phía sau, vùng răng số 8 không còn lợi dính. Nói chung lợi có chức năng bảo vệ răng và ổ răng, giữ răng và thẩm mỹ.

2. Dây chằng quanh răng
Là một tổ chức sợi, có nhiều sợi keo, sợi chun, bám vào thân răng và xương ổ răng, ở khe quanh răng. Dây chằng quanh răng có vai trò giữ răng trong ổ răng, đồng thời là lớp đệm khi ăn nhai, tránh sang chấn vào xương ổ răng.
Giữa các bó sợi là tổ chức liên kết, có các tế bào tạo xương răng, tế bào xơ non, tế bào xơ già. Ngoài ra còn có các lưới mao mạch, bạch mạch, thần kinh cảm giác, có tác dụng như một hãm nước, khi viêm quanh răng, xương ổ răng bị tiêu đi, các dây chằng kéo xuống, phù nề vùng quanh răng, do đó, mạch thần kinh bị ép lại và gây đau.

cau_tao_xung_quanh_rang

3. Xương ổ răng
Là phần lõm của xương hàm để chân răng cắm vào, gồm lá xương thành trong huyệt ổ răng và tổ chức xương chống đỡ xung quanh. Lá xương thành trong mỏng, trên bề mặt có những bó sợi của dây chằng quanh răng bám vào.
Trên X quang, lá này là đường viền liền nét mầu trắng giới hạn phía ngoài của vùng dây chằng gọi là lá cứng (lamina dura). Bề mặt ngoài lá cứng có nhiều lỗ, qua đó bó mạch thần kinh đi vào nuôi dưỡng cho vùng quanh răng, lợi và răng.

Tổ chức xương chống đỡ xung quanh ở phía ngách lợi, hàm ếch, lưỡi là tổ chức xương đặc, giữa lá cứng với xương đặc là xương xốp.
Hoạt động chuyển hoá của xương ổ răng rất mạnh, có khả năng phục hồi theo nhu cầu cần thiết. Bình thường quá trình tạo xương liên tục nếu xương lành mạnh.
Thành phần xương ổ răng 70% chất vô cơ, bao gồm các tinh thể canxi photphat dưới dạng hydroxyapatit và canxi photphat không định hình. 30% là chất hữu cơ và nước. 90% của thành phần hữu cơ là collagen, còn lại là tạo xương bào, tế bào đa nhân, tế bào xương trưởng thành.

4. Xương răng
Là một dạng đặc biệt của xương, tỉ lệ thành phần hữu cơ/vô cơ là 1/1. Xương răng bao phủ bề mặt chân răng. Đa số đi quá vùng men răng và phủ lên men ở cổ răng (60-65%).
Xương răng có nguồn gốc trung mô, được hình thành trong quá trình hình thành chân răng do sự tham gia của tế bào tạo xương răng.
Bề dày của xương răng thay đổi theo tuổi, vùng, chức năng. Sự bồi đắp xương răng xảy ra từ từ, đều đặn theo tuổi. Ngoài ra còn các yếu tố tác động khác như quá trình viêm, hoá chất vùng cuống răng,…
Xương răng tham gia vào hình thành hệ thống cơ học nối liền răng với xương răng, cùng với xương ổ răng giữ bề rộng cần thiết của vùng quanh răng; bảo vệ ngà răng; tham gia sửa chữa một số tổn thương ngà chân răng.

Vùng quanh răng được cấu tạo bởi lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng, có tác dụng neo giữ răng vững chắc. Điều này cho phép răng tồn tại lâu dài và thực hiện tốt các chức năng của mình.

logo thinhvuong Tìm hiểu về quy trình gắn đá lên răng
PHÒNG KHÁM NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU
95 E Lý Nam Đế Hoàn Kiếm Hà Nội
BS. Ngô Quý Vũ
Giám Đốc
Bác sĩ chuyên khoa I
Chất Lượng Quốc Tế
Giá Việt Nam!
DĐ: 0987302621
Thẻ

Nha Khoa Quốc Tế Á Châu

Nha khoa Quốc Tế Á Châu - Chuyên phục hình răng sứ, niềng răng, veneer sứ,chỉnh nha và ghép răng implant, tẩy trắng răng, nhổ răng. Là nha khoa duy nhất có Labo và CAD/CAM

Bài viết liên quan

Back to top button
Close