Hỏi-Đáp
Bị giắt thức ăn vào kẽ răng hàm phải làm sao khắc phục?
♠ Câu hỏi: Bị giắt thức ăn vào kẽ răng hàm phải làm sao khắc phục?
Em năm nay 26 tuổi, 1 năm trở lai đây em có thường xuyên dùng tăm xỉa răng, giờ đây các kẽ răng hàm của em bị nhét thức ăn nhiều sau mỗi bữa ăn, gây cảm giác rất khó chịu. Răng của em mọc cũng nghiêng nữa nên em không rõ nguyên nhân bị giắt thức ăn vào kẽ răng của mình là gì, em cảm giác như có lỗ trống. Vậy bác sĩ cho em hỏi cách điều trị và lời khuyên ạ. Em cảm ơn! [email protected] – Phương Anh (Hải Phòng)
♦ Trả lời:
Chào Phương Anh, bác sỹ Á Châu cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi ” bị giắt thức ăn vào kẽ răng” cho chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Việc dùng tăm xỉa răng thường xuyên là không nên, bởi khi dùng tăm xỉa răng thì làm cho tình trạng nướu răng bị hở rộng ra và ngày càng làm cho đồ ăn nhét nhiều hơn. Em có thói quen xỉa răng bằng tăm đã 1 năm trở lại đây rất có thể tình trạng răng em đã có những lỗ trống do việc dùng tăm để lấy thức ăn ra tạo ra, từ đó sau mỗi bữa ăn, việc thức ăn bị nhét vào gây cảm giác khó chịu là không thể tránh khỏi.
Bị giắt thức ăn vào kẽ răng có thể do sâu răng
♣ Bị giắt thức ăn vào kẽ răng nên làm gì?
Nguyên nhân bị nhét thức ăn vào răng có thể do nhiều nguyên nhân, như răng bị sâu, răng mọc nghiêng lệch, răng trồi, răng thưa…nếu em xác định được nguyên nhân là do dùng tăm làm thưa răng, tạo lỗ trống thì trước tiên bác sĩ khuyên em bỏ thói quen dùng tăm thường xuyên vệ sinh răng miệng
Tại Nha Khoa quốc tế Á Châu, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sử dụng chỉ tơ nha khoa để lấy đồ ăn ra sau mỗi lần ăn, hoặc sử dụng vào cuối ngày. Chỉ sử dụng chỉ nha khoa mà tuyệt đối không được sử dụng tăm xỉa răng. Vì càng sử dụng tăm xỉa răng thì càng làm cho tình trạng nướu răng bị hở rộng ra và càng làm cho đồ ăn nhét nhiều hơn.
Còn nếu là nguyên nhân do răng mọc nghiêng ngả, hay vì lí do khác em không xác định được thì em cần đến cơ sở nha khoa bác sĩ sẽ khám trực tiếp và tư vấn cho em.
Ở những kẽ răng phía bên ngoài, khi kẽ răng bị hở có thể điều trị bằng phương pháp trám răng. Tuy nhiên, nhóm răng hàm thì không thể điều trị bằng phương pháp trám răng mà phải điều trị bằng phương pháp bọc mão răng sứ.
Nhóm răng ngoài có thể được điều trị bằng phương pháp trám răng. Còn răng hàm, khi bị nhét thức ăn thì phải bọc mão sứ.
Răng sứ sẽ làm khít sát lại những khe hở này, ngăn chặn sự nhồi nhét của đồ ăn.
Bị giắt thức ăn vào kẽ răng có thể bọc răng sứ an toàn
Điều trị theo phương pháp này, răng cần điều trị sẽ được mài nhỏ đi. Thường là mài đi hết lớp men răng. Sau đó, mão răng sứ sẽ được thực hiện để thay thế lớp men răng đó. Mão răng sứ sẽ giúp hồi phục hoàn toàn cả về chức năng thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
Bị nhét thức ăn vào kẽ răng nên bọc mão sứ
Bọc mão răng sứ, mặc dù phải mài răng cho nhỏ đi, nhưng nếu được thực hiện với kỹ thuật tốt, chọn loại sứ tốt thì chiếc răng sau khi được bọc răng sứ vẫn có độ bền tương đương với răng thật.
Răng sứ sau khi được thực hiện phải đảm bảo giống như răng thật cả về chức năng và thẩm mỹ, trong đó yếu tố chức năng ăn nhai được bác sĩ đặt lên hàng đầu. Cụ thể là răng sứ sau khi làm xong phải ăn nhai được như răng thật, có cảm giác thoải mái hoàn toàn như răng thật, không bị cấn cộm hay khó chịu sau khi điều trị.
Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào chất lượng cùi răng (răng thật được mài nhỏ đi) và mão răng sứ lựa chọn trong quá trình điều trị.
Về thời gian điều trị: từ 3 ngày đến 5 ngày điều trị liên tục
Làm răng sứ, đúng quy trình kỹ thuật là mất 3 ngày điều trị liên tục, mỗi ngày điều trị khoảng 1 tiếng.
Trong suốt thời gian điều trị này, em sẽ được gắn răng tạm để vẫn có thể sinh hoạt, giao tiếp và làm việc bình thường. Chỉ có ăn uống là hơi khó chịu một chút.
Về chi phí điều trị: Răng sứ hiện nay có nhiều loại, mỗi loại sẽ có vẻ thẩm mỹ (tối ưu), độ bền sử dụng và chi phí khác nhau. Hiện tại, Nha khoa quốc tế Á Châu đang điều trị 4 loại răng sứ:
1. Răng sứ Titan: độ bền sử dụng khoảng trên dưới 15 năm. Chi phí: 1.500.000 – 2.000.000đ/1 đơn vị răng.
3. Răng toàn sứ không kim loại: Có tính thẩm mỹ rất cao, tương hợp gần như hoàn toàn với mô nướu răng nên điều trị bằng răng toàn sứ có tính chất bền vững lâu dài gần như răng thật.
– Răng sứ Cercon: chi phí 3.700.000 đ/1 đơn vị răng.
– Răng sứ Răng Cercon HT( thế hệ 2017)chi phí 4.600.000 đ / 1 đơn vị răng.
Em ở Hà Nội có rất nhiều đỉa chỉ phòng khám răng tốt, chúc em chọn được phòng khám răng uy tín nhất giải quyết được vấn đề bị nhét thức ăn vào kẽ răng của mình, nếu em gần phòng khám Nha Khoa quốc tế Á Châu, em có thể đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ tiếp nhận trường hợp của em và điều trị cho em nhé.
Chúc em sớm có một hàm răng đều đẹp với chất lượng sức khỏe răng miệng thật tốt!
Thân chào em,
NHA KHOA QUỐC TẾ Á CHÂU
Tư vấn & CSKH (24/7): 0987302621
Địa chỉ: 137 An Trạch, Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội.
Tel: 0243 9940951*Mobile: 0912958635
Email:[email protected]