Bệnh hôi miệng ở trẻ em và cách chữa trị hiệu quả
Hôi miệng không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ hôi miệng khá cao nếu như chăm sóc răng miệng không tốt. Vậy bệnh hôi miệng ở trẻ em là do đâu và phương pháp điều trị như thế nào. Một số thông tin dưới đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bệnh hôi miệng ở trẻ em và cách chữa trị để có cách chăm sóc răng miệng hợp lý cho bé.
♦ Nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hôi miệng ở trẻ em nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém. Bên cạnh đó, cũng giống như người lớn, yếu tố bệnh lý cũng có tác động đến hơi thở của bé có được thơm tho hay không?
+ Vệ sinh răng miệng không tốt
Trẻ em thường không có ý thức vệ sinh răng miệng hàng ngày mà chủ yếu là do cha mẹ quan tâm. Nếu bố mẹ không nhắc nhở hoặc giúp bé đánh răng, súc miệng thường xuyên hoặc có vệ sinh nhưng không đúng cách thì các cặn thức ăn thừa đọng lại tại các kẽ răng, tạo thành mảng bám cao răng. Dần dần, vi khuẩn phát sinh trên mảng bám, phân hủy thức ăn, tạo ra các axit dẫn đến tình trạng hôi miệng và sâu răng.
+ Do bệnh lý răng miệng gây nên
Khi trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như nhiễm trùng xoang, viêm họng, viêm phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc viêm amidan. Cũng có trường hợp các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở.
Bệnh hôi miệng ở trẻ em cũng có thể do sâu răng hoặc dị vật kẹt ở mũi. Chẳng hạn, một mẩu đồ ăn, đồ chơi nhỏ kẹt trong mũi. Triệu chứng đi kèm với hơi thở hôi là chảy nước mũi một hoặc hai bên. Viêm xoang cũng có thể gây nên hôi miệng vì nó khiến bé phải thở bằng miệng, làm miệng bị khô. Những bệnh về viêm lợi, áp xe răng hay trào ngược dịch vị ở dạ dày cũng có thể làm hơi thở có mùi hôi ở bé.
Nếu bé bị ngạt mũi và phải thở bằng miệng thì lúc đấy những vi khẩn ở trong môi tường có cơ hội vào trong miệng bé sinh sôi và phát triển. Hiện tượng khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng ở trẻ mà thường dễ bị bỏ qua.
+ Do thói quen của bé
Với một số bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả…thì nguy cơ hôi miệng càng cao hơn. Nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi, vi khuẩn từ tay hoặc những đồ vật có thể chuyển vào miệng gây mùi khó chịu.
♦ Điều trị tình trạng bệnh hôi miệng ở trẻ em như thế nào?
+ Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng chính là cách điều trị hôi miệng ở trẻ em hiệu quả nhất. Bố mẹ nên tập cho trẻ có thói quen đánh răng, súc miệng một cách thường xuyên sau khi thức dậy mỗi sáng, sau khi ăn, trước khi đi ngủ.
Đối với những trẻ em bị hôi miệng, chưa thể đánh răng thì bố mẹ có thể dùng gạc mềm thấm nước lau răng miệng nhẹ nhàng cho bé, lưu ý làm sạch cả phần nướu và mặt trong của răng. Hiện nay có một số loại bàn chải đánh răng có thêm tác dụng chải lưỡi. Vì thế bạn nên kết hợp cho bé sử dụng trong mỗi lần bé đánh răng. Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé, rửa tay sạch bằng nước rửa tay hàng ngày cũng như vệ sinh các đồ chơi của bé.
+ Chế độ ăn uống phù hợp
Nên hạn chế một số gia vị gây mùi như hành trong thực đơn của bé bởi các gia vị này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng ở trẻ. Trẻ em cấu trúc răng chưa ổn định, việc vệ sinh răng miệng cũng chưa được tốt, do đó nên chú ý hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt và tinh bột, tránh lưu lại mảng bám trên răng gây sâu răng. Nên cho bé uống nước lọc trong ngày vì uống đủ nước hạn chế được chứng khô miệng.
Xem thêm >> Chăm sóc răng miệng tại nha khoa quốc tế
+ Thăm khám răng miệng định kỳ
Việc thăm khám định kỳ cho bé cần được tiến hành từ khi bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên và trung bình cứ cách 6 tháng, bố mẹ nên cho bé đi khám răng một lần để kịp thời phát hiện và chữa trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Các nha sỹ có chuyên môn sẽ giúp lên các phác đồ điều trị hôi miệng cũng như các vấn đề răng miệng khác một cách chi tiết nhất. Với trường hợp hôi miệng do các bệnh lý cơ thể thì cần có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sỹ chuyên khoa tại bệnh viện.
Để biết thông tin chi tiết về tình trạng bệnh hôi miệng ở trẻ em, bạn vui lòng liên hệ với nha khoa quốc tế Á Châu theo số điện thoại dưới đây để được tư vấn hỗ trợ và giải đáp chi tiết nhất.
Tư vấn & CSKH (24/7): 0987302621 Địa chỉ:: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nộii Tel: 043 9940951 *Mobile: 0912958635 Email: [email protected]