Bà bầu bị mẻ răng nên chữa trị như thế nào?

Đánh giá post

Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ thường phải trải qua khá nhiều những phiền toái do răng miệng gây ra, trong đó có hiện tượng mẻ răng. Có những nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bà bầu bị mẻ răng và cũng có những cách xử lý tương tự, phù hợp, an toàn mà phụ nữ mang thai nên đặc biệt lưu ý.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẻ răng ở bà bầu

Nếu bạn theo dõi sức khỏe thường xuyên, bao gồm cả sức khỏe răng miệng và thấy rằng tình trạng của những chiếc răng ngày một trở nên tồi tệ hơn sau khi mang thai thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ dinh dưỡng và khoáng chất trong cơ thể bạn.

babau-kham-thai34323

Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các ván đề răng miệng trong thai kỳ

Trong suốt quá trình mang thai, để nuôi thai nhi, cơ thể mẹ phải bổ sung một lượng sắt và canxi không nhỏ. Đa số các bà mẹ bị thiếu canxi, nhất và vào 3 tháng cuối. Ngoài ra, tình trạng thai nghén còn khiến cho bà bầu không thể bổ sung được đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết, cân bằng. Do đó, sự thiếu chất có thể lắp đi lặp lại trong suốt 9 tháng 10 ngày. Sự thiếu hụt này là một trong những nguyên nhân lớn dấn đến các vấn đề đau lưng, đau xương và đặc biệt là yếu răng.

Tình trạng này biểu hiện ở răng khá rõ. Bạn không chỉ thấy răng yếu hẳn đi mà còn dễ bị sâu, bị nhạy cảm và thậm chí vỡ mẻ.

Thời gian mang thai là thời gian bạn phải ăn uống khá nhiều thực phẩm và khá nhiều bữa trong ngày. Việc nay khiến cho răng miệng của bạn thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn và các axit trong thực phẩm. Do đó, răng rất dễ bị tấn công, ban đầu là bị mòn men và sâu nhẹ, sau đó là vỡ mẻ rìa răng và nặng hơn nữa.

Việc chăm sóc răng miệng trong giai đoạn này không đảm bảo cũng dễ khiến cho răng trở nên yếu đi, cặn bám không được làm sạch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công làm răng giòn hơn và dễ bị mẻ dưới lực nhai mạnh.

sau-rang-ba-bau23333

Điều trị răng miệng đúng cách sẽ giúp bà bầu trải qua thai kỳ khỏe mạnh

2. Cách xử lý răng bị mẻ cho bà bầu

Răng bị mẻ thì đương nhiên nên có biện pháp để khắc phục hoặc đối phó nhằm hạn chế sự tăng nặng của bệnh, tránh để lâu ngày dẫn tới hỏng răng hoàn toàn.

»»» Xem chi tiết: Bọc răng sứ có bền không  «««

Thông thường với răng mẻ nhẹ thì nên trám lại, mẻ nặng thì bọc răng để bảo vệ. Tuy nhiên, với bà bầu việc điều trị không nên tùy tiện. Trám hay bọc răng sứ thậm chí và các biện pháp tái khoáng, bổ sung fluor cũng cần thận trọng, nhất thiết phải có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ.

Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ thì bác sỹ thường hạn chế điều trị sâu vì rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và em bé. Việc điều trị nếu có thường diễn ra ở 3 tháng giữa là lúc mà cơ thể bà bầu khỏe mạnh và thoải mái nhất. Song phương pháp khắc phục cũng phải rất thận trọng, nếu không thể can thiệp ngay thì sẽ có biện pháp hạn chế. Hoặc tốt nhất là hướng dẫn bạn cách chăm sóc sao cho hiệu quả nhất với những chiếc răng bị mẻ.

ba-bau-danh-rang8798

Chăm sóc răng miệng sẽ giúp cho bạn có được những chiếc răng khỏe mạnh sau 9 tháng 10 ngày mang thai

Như vậy, dù điều trị răng mẻ cho bà bầu được tiến hành hay không và tiến hành ra sao cũng cần phải cs sự theo dõi của bác sỹ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

»»» Xem chi tiết: Trám răng ở đâu tốt tại Hà Nội «««

Việc đăng ký theo dõi răng miệng cho phụ nữ mang thai sẽ có giá trị rất tốt trong suốt thời gian bạn mang thai. Đây là chương trình đã triển khai tại Nha khoa Quốc Tế Á Châu và được các bà bầu hưởng ứng, đánh giá cao. Hầu hết đều trải qua thai kỳ an toàn với những viếc răng khỏe mạnh. Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai, đừng nên bỏ qua lưu ý này nhé. Bạn có thể liên hệ về trung tâm nha khoa Quốc Tế Á Châu để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

NHA KHOA QUC T Á CHÂU

Tư vn & CSKH (24/7): 0987302621

Đa ch:: 95E Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nộii

Tel: 043 9940951 *Mobile: 0912958635

Email: [email protected]